“Mây và sóng” của Ta-go là một bài thơ hay viết về tình mẫu tử, sẽ được học trong chương trình môn Ngữ văn.
Để giúp ích cho học sinh khi tìm hiểu về tác phẩm này, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng, bao gồm 10 bài văn mẫu. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu ngay sau đây.
Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng
- Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 1
- Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 2
- Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 3
- Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 4
- Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 5
- Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 6
- Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 7
- Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 8
- Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 9
- Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 10
Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 1
Đề tài tình mẫu tử rất quen thuộc trong sáng tác văn học. R.Ta-go, một nhà thơ người Ấn Độ đã đóng góp vào đó một bài thơ độc đáo và thú vị - Mây và sóng.
Dù là một bài thơ nhưng Mây và sóng lại giống như một câu chuyện kể cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Nhân vật chính trong bài thơ là em bé, kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”.
Tình cờ dạo chơi trên biển, em bé nghe thấy tiếng gọi từ trên mây và trong sóng. Họ đã mời em đến với thế giới của mình. Nơi đó vô cùng hấp dẫn, khơi gợi sự tò mò của trẻ thơ. Những người trên mây đã mời gọi em:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Và cả những người trong sóng nữa:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Lời mời hấp dẫn khiến em bé phải hỏi lại:
“Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”’
“Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Và em bé đã nghe được câu trả lời:
“Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.
Hay:
“Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”
Dù rất muốn khám phá thế giới thú vị ngoài kia, nhưng em bé vẫn nhớ về mẹ đang đợi ở nhà và từ chối lời mời gọi hấp dẫn: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Có thể thấy được tình yêu thương của em bé dành cho mẹ lớn lao đến chừng nào.
Đoạn thơ cuối hấp dẫn hơn khi em bé nói về trò chơi mình đã nghĩ ra cho mẹ nghe:
“Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.”
…
“Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
Trò chơi thể hiện sự gắn kết, yêu mến của em bé với người mẹ. Em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền để ôm ấp và che chở cho em. Những câu thơ miêu tả hình ảnh “sóng, mây” thật độc đáo, sinh động. Hình ảnh cuối bài đặc biệt ấn tượng với tôi: “Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười tan vào lòng mẹ” cho thấy sự gắn bó, yêu thương của em bé và mẹ.
“Mây và sóng” là một bài thơ giàu hình ảnh, gửi gắm giá trị vô cùng ý nghĩa về tình mẫu tử thiêng liêng, ấm áp. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc đẹp đẽ.
Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 2
Ta-go là nhà thơ nổi tiếng người Ấn Độ. Một trong những bài thơ tiêu biểu của ông có thể kể đến “Mây và sóng”. Khi đọc bài thơ này, tôi đã có nhiều cảm nhận về tình mẫu tử.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong câu chuyện của em, thế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên thật kì diệu. Ở đó trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
…
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Với lời mời gọi của người “trên mây” và “trong sóng”, em bé đã khao khát được khám phá: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Khao khát được khám phá thế giới xuất phát từ sự tò mò, hiếu kì của trẻ em. Bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể bắt gặp bản thân trong nhân vật này.
Nhưng điều thú vị ở đây, khi em bé nghe được câu trả lời của những người ở “trên mây” và “trong sóng” lại có chút băn khoăn. Em đã tự hỏi chính bản thân: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Có thể thấy rằng, dù thế giới có hấp dẫn đến mấy, nhưng em bé vẫn nhớ đến mẹ, khao khát được ở bên mẹ hơn cả.
Để rồi từ đó, em bé đã nghĩ ra một trò chơi thú vị có thể chơi cùng với mẹ. Đó là
“Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.”
…
“Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
Em bé đã sáng tạo ra một trò chơi kì lạ. Nếu em là mây thì mẹ là trăng. Hai bàn tay em ôm lấy mẹ, mái nhà trở thành bầu trời. Nếu em là sóng thì mẹ là bến bờ kì lạ. Em lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ. Dù là trò chơi nào thì em bé vẫn được ở gần cạnh mẹ, được mẹ ôm ấp vào lòng. Điều đó thể hiện được tình mẫu tử vô cùng thắm thiết.
Bài thơ Mây và sóng của Ta-go thật thú vị mà cảm động. Đọc bài thơ, tôi như thêm yêu thương người mẹ của mình nhiều hơn.
Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 3
Viết về tình mẫu tử, mỗi tác giả lại có một cách viết khác nhau. Nhiều tác phẩm đã nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Một trong những tác phẩm hay mà tôi muốn nhắc đến là bài thơ Mây và sóng của R.Ta-go.
M. Ta-go là một nhà thơ người Ấn Độ. Bài thơ Mây và sóng được sáng tác dưới hình thức là một bài thơ nhưng giàu tính tự sự giúp cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Nhân vật chính trong bài thơ là một em bé, đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”.
Họ đã mời em đến với thế giới của mình. Nơi đó đầy hấp dẫn với với những “bình minh vàng”, “ánh trăng bạc” của người “trên mây”:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Cùng với hành trình khám phá đầy thú vị, hấp dẫn của những người ở “trong sóng”:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Đánh đúng vào sự hiếu kì, cùng khao khát được khám phá thế giới của trẻ thơ, lời mời của những người “trong mây” và “trên sóng” đã khiến em bé phải hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Và rồi em bé đã nghe được câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”:
“Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.
Hay:
“Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”
Nhưng rồi em chợt nhớ ra rằng mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Điều này đã thể hiện được tình yêu thương của đứa con dành cho mẹ. Mặc dù thế giới ngoài kia có rất nhiều hấp dẫn, nhưng chẳng có niềm hạnh phúc nào hơn khi được bên cạnh mẹ.
Và rồi, chính từ tình yêu đó giúp em bé nghĩ ra trò chơi còn hấp dẫn hơn cả:
“Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.”
…
“Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở chốn nào”
Ở trò chơi này, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền để ôm ấp và che chở cho em. Tác giả đã có những câu thơ miêu tả hình ảnh “sóng, mây” độc đáo, sinh động. Hình ảnh cuối bài đặc biệt ấn tượng với tôi: “Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười tan vào lòng mẹ” cho thấy sự gắn bó, yêu thương của em bé và mẹ.
Có thể thấy, “Mây và sóng” là một bài thơ giàu hình ảnh, gửi gắm giá trị vô cùng ý nghĩa về tình mẫu tử thiêng liêng, ấm áp.
Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 4
“Mây và sóng” của Ta-go đã để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng.
Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Hay:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Và với sự hiếu kì của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Rồi như chợt nhớ ra, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Dù bên ngoài biết bao điều hay, hấp dẫn đang đợi.
Để rồi em bé đã sáng tạo ra một trò chơi chỉ dành riêng cho hai mẹ con mà thôi:
“Thế là họ mỉm cười bay đi.
Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.”
Và cả:
“Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
Những câu thơ trên đã cho người đọc cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng ấy càng được biểu hiện sâu đậm, con luôn bên mẹ như trăng với mây, ví mẹ như trăng ôm ấp con qua bao tháng ngày. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Khi đọc “Mây và sóng”, chắc hẳn mỗi người đều cảm thấy vô cùng cảm động trước tình cảm của em bé và người mẹ.
Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 5
Ta-go, một nhà thơ vô cùng nổi tiếng của đất nước Ấn Độ. Thơ ông đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Trong đó, “Mây và sóng” - gợi cho người đọc cảm nhận về tình mẫu tử.
Em bé trong bài đã kể cho người mẹ nghe về những điều mình vừa trải qua. Cuộc trò chuyện với người “trên mây” và “trong sóng”. Thế giới của họ hiện lên thật lung linh dưới cái nhìn của một đứa trẻ. Những “bình minh vàng”, “ánh trăng bạc” của người “trên mây”:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Hay cả những chuyến hành trình phiêu lưu đầy hấp dẫn, thú vị của người “trong sóng”:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Tất cả đã khơi gợi sự hiếu kì trong lòng em bé “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng câu hỏi cho thấy khao khát khám phá đến tận cùng.
Khi nghe câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Những câu trả lời giúp người đọc nhận ra mong muốn được gắn bó với mẹ. Đọc những câu thơ vừa hỏi đấy mà cũng như trả lời thì chúng ta đã cảm nhận được rằng những điều ngoài kia có hấp dẫn đến đâu cũng không thể bằng với tình yêu dành cho mẹ, niềm hạnh phúc khi có mẹ ở bên cạnh.
Để rồi, em bé đã thật sáng tạo khi nghĩ ra một trò chơi chỉ dành cho mẹ và con:
“Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.”
…
“Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
Ta-go đã sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả để góp phần diễn tả cảm xúc của nhân vật trữ tình, sự gắn bó của người con với mẹ.
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp mỗi người đọc hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc đến nhường nào. Chính vì vậy, chúng ta hãy luôn trân trọng và giữ gìn tình cảm đó.
Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 6
“Mây và sóng” của Ta-go là một trong những bài thơ độc đáo viết về tình mẫu tử. Tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều suy tư và cảm xúc.
Nhân vật chính trong bài là một em bé đã có một cuộc trò chuyện vô cùng thú vị với những người “trên mây” và “trong sóng”. Thế giới của họ hiện ra vô cùng đẹp đẽ, lung linh và thật hấp dẫn với một đứa trẻ.
Điều đó đã khơi gợi sự hiếu kì, muốn khám phá mọi thứ của em bé: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi bộc lộ khao khát mãnh liệt mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia.
Nhưng đến khi nghe thấy câu trả lời của những người “trên mây” và “trong sóng”, em bé đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chúng ta có thể cảm nhận được tình cảm mà em bé dành cho người mẹ của mình. Dù thế giới ngoài kia có hấp dẫn đến đâu cũng không thể bằng với tình yêu dành cho mẹ, niềm hạnh phúc khi có mẹ ở bên cạnh.
Khi trở về, em bé đã kể cho mẹ nghe về câu chuyện, và nghĩ ra một trò chơi thật thú vị:
“Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.”
…
“Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
Trò chơi mà em bé nghĩa ra và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm yêu thương dành cho mẹ. Dù ở bất kì nơi đâu, em cũng luôn nhớ đến mẹ và mong được ở bên cạnh mẹ.
Như vậy, bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp mỗi người đọc hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc đến nhường nào.
Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 7
Ta-go là một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ. Bài thơ “Mây và sóng” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của ông.
Với hình thức là một bài thơ, nhưng giàu tính tự sự giúp cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”.
Đó có thể là thế giới với những “bình minh vàng”, “ánh trăng bạc” của người “trên mây”:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Và cả những chuyến phiêu lưu vô cùng hấp dẫn, thú vị của người “trong sóng”:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi cho thấy khát khao được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia.
Nhưng khi em bé nghe được câu trả lời, rồi chợt nhớ ra rằng mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa con dành cho mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Mặc dù thế giới ngoài kia có rất nhiều hấp dẫn, nhưng chẳng có niềm hạnh phúc nào hơn khi được bên cạnh mẹ mình, những người yêu thương mình cho được.
Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”:
“Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.”
…
“Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở cho em. Những câu thơ miêu tả hình ảnh sóng, mây thật độc đáo giúp bài thơ trở nên sinh động hơn. Với em, mẹ chính là tất cả. Lòng mẹ bao la luôn ôm ấp em vào lòng. Hình ảnh bến bờ để “sóng lăn, lăn mãi rồi sẽ cười tan” như hình ảnh mẹ luôn vỗ về, ôm ấp con. Và dù thế gian có thay đổi nhưng tình mẹ con vẫn mãi muôn đời theo thời gian.
Như vậy, “Mây và sóng” đã đem đến cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình cảm mẫu tử chân thành, sâu sắc.
Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 8
Một trong những tình cảm vô cùng thiêng liêng là tình mẫu tử. Và đến với bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go, người đọc sẽ cảm nhận được tình cảm đó qua những lời thơ chân thành, tha thiết.
Em bé trong bài thơ đã có một cuộc trò chuyện vô cùng thú vị với những người “trên mây” và “trong sóng”. Thế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên rất tuyệt vời, giống như niềm mơ ước của trẻ em. Ở đó trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
…
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Chính điều đó đã khơi gợi khao khát được khám phá của em bé: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Em muốn được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia, để xem chúng có thực sự hấp dẫn như lời người “trên mây” và “trong sóng” nói không.
Cho đến khi nghe được câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”, em lại cảm thấy băn khoăn: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Thế giới ngoài kia dù có hấp dẫn, nhưng em vẫn không muốn rời xa mẹ. Nhưng câu hỏi tu từ giúp cho người đọc cảm nhận được tình cảm mà em bé dành cho mẹ. Có niềm hạnh phúc nào hơn khi được bên cạnh mẹ mình, những người yêu thương mình cho được, mặc dù bên ngoài biết bao điều hay, hấp dẫn đang đợi.
Đặc biệt hơn cả, khi trở về, em bé đã nghĩ ra một trò chơi để có thể cùng chơi với mẹ:
“Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.”
…
“Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
Em bé đã sáng tạo ra một trò chơi kì lạ. Nếu em là mây thì mẹ là trăng. Hai bàn tay em ôm lấy mẹ, mái nhà trở thành bầu trời. Nếu em là sóng thì mẹ là bến bờ kì lạ. Em lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ. Những trò chơi đó thể hiện sự gắn bó, yêu thương sâu sắc. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ.
Tình mẫu tử trong bài thơ hiện lên thật đáng trân trọng. Sau khi đọc xong bài thơ, chúng ta cảm thấy trân trọng hơn.
Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 9
Ta-go không chỉ là một nhà thơ vĩ đại của riêng Ấn Độ mà còn với thế giới. “Mây và sóng” là một bài thơ đặc sắc của ông. Tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc về tình mẫu tử.
Được viết dưới hình thức của một bài thơ, nhưng “và sóng” lại giống như một câu chuyện kể. Nhân vật trữ tình trong bài là em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Đối với một đứa trẻ, thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” vô cùng mới lạ, hấp dẫn. Đó là những “bình minh vàng”, “ánh trăng bạc” của người “trên mây”:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Và cả chuyến hành trình ngao du khắp mọi nơi của những người ở “trong sóng”:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Thế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên rất tuyệt vời, giống như niềm mơ ước của trẻ em. Ở đó trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển. Chính điều đó đã khơi gợi sự tò mò đối với em bé, khiến em đặt ra câu hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi đã cho thấy khao khát được chinh phục, khám phá thế giới của nhân vật này.
Đáp lại là câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”; “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Dù còn hồn nhiên, ham chơi nhưng khi nghe vậy, em bé đã kiên quyết từ chối: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Đó là sự lo lắng khi mẹ vẫn còn đợi em ở nhà, dù cho những điều ngoài kia có hấp dẫn đến đâu cũng không thể bằng với tình yêu dành cho mẹ, niềm hạnh phúc khi có mẹ ở bên cạnh.
Và rồi, chính em bé đã nghĩ ra một trò chơi thật kì diệu có thể thực hiện cùng với mẹ:
“Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.”
…
“Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
Những trò chơi đó thể hiện sự gắn bó, yêu thương sâu sắc. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô đọng đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn.
“Mây và sóng” giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào. Từ đó, chúng ta càng thêm trân trọng và giữ gìn tình cảm tốt đẹp này.
Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 10
R. Ta-go có khá nhiều bài thơ viết cho trẻ em. Trong đó, “Mây và sóng” đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc hơn cả. Tác phẩm đề cập đến tình cảm mẫu tử vô cùng thiêng liêng trong cuộc sống.
Nhân vật trữ tình trong bài là một em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Họ đã mời em đến với thế giới để dạo chơi, nhưng em đã từ chối.
Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Đối với một đứa trẻ, thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” kì diệu và hấp dẫn vô cùng:
Ở đó trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển. Điều đó khiến cho em bé cảm thấy tò mò, liền hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đó chính là khao khát được khám phá thế giới xung quanh, điều mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thích thú và say mê.
Mặc dù lời mời gọi của người “trên mây” hay “trong sóng” vô cùng hấp dẫn. Ngay cả em bé cũng ham chơi nhưng khi nghe câu trả lời em bé đã kiên quyết từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Câu hỏi của em bé đã bộc lộ được sự gắn bó, yêu thương dành cho người mẹ. Dù ở bất cứ nơi đâu, hay làm việc gì, em bé cũng đều nhớ đến mẹ, mong muốn được ở bên cạnh mẹ.
Và rồi, chính điều đó khiến em nghĩ ra những trò chơi thật độc đáo và thú vị:
“Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.”
Hay:
“Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
Với trò chơi này, em bé sẽ luôn được ở bên cạnh mẹ. Đó chính là tình yêu thương của em bé dành cho mẹ. Một tình cảm thật chân thành, đẹp đẽ.
Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô đọng đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn.
Có thể khẳng định rằng, bài thơ “Mây và sóng” đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.