Ngày 22/4/2019 là dấu mốc 10 năm Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận ngày 22/4 hàng năm là Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day) hay Ngày Trái Đất (Earth Day). Nhân sự kiện này Google Doodle đã tung ra bộ ảnh tuyệt đẹp về 6 loại sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.
Trong 6 loại sinh vật mà Google Doodle đưa vào đoạn video của mình trên trang chủ tìm kiếm của Google đã gây xúc động rất mạnh mẽ đến người dùng. Chúng ta có thể những sinh vật đó có loại rất gần gũi nhưng cũng có loại rất lạ, thậm chí chúng mới chỉ được phát hiện ra. Chắc chắn bạn sẽ muốn khám phá về chúng nhiều hơn sau khi xem hết bộ ảnh tuyệt vời này.
Xem video Ngày trái đất 2019 trên Google Doodle
Mở đầu trong Google Doodle hôm nay bạn sẽ thấy hình ảnh của hải âu mày đen có sải cánh lớn nhất trong các loại chim còn tồn tại, tiếp đến là loài thực vật hạt trần cao nhất thế giới có tên Coastal Redwood, tiếp theo là Paedophryne amauensis - loài ếch và là loài động vật có xương sống nhỏ nhất được công nhận đến thời điểm này, Amazon Water Lily - một trong những loài thực vật thuỷ sinh lớn nhất thế giới, Coelacanth - một loài cá quý hiếm 107 triệu năm tuổi và là một trong những loài sống lâu đời nhất thế giới và cuối cùng là Deep Cave Springtail - một loài côn trùng không có mắt và là một trong những loài sinh vật sống trên cạn sâu nhất thế giới.
Chim hải âu lớn: Loài chim có sải cánh lớn nhất trong thế giới
Tùng gỗ đỏ ven biển: Loài cây cao nhất hành tinh
Nhái Paedophryne Amauensis: Loài nhái nhỏ nhất và động vật có xương sống nhỏ nhất trên trái đất
Hoa Súng Amazon: Một trong những loài cây thủy sinh lớn nhất trái đất
Cá vây tay: Động vật thời tiền sử, cổ nhất còn sống trên trái đất
Bọ đuôi bật trong hang sâu: Là sinh vật sống trong những hang động sâu nhất trái đất
Ngày trái đất diễn ra hàng năm nhằm nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên đối với con người. Hi vọng rằng thông qua các thông đẹp tuyệt vời trong bộ ảnh này bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của thiên nhiên và cùng mọi người chung ta bảo vệ môi trường sống của chính mình.