Bài tập về điện năng và công suất điện - Bài tập vật lý lớp 11 chương II

Bài tập về điện năng và công suất điện

Bài tập vật lý lớp 11 chương II

Mời các bạn học sinh lớp 11 cùng tham khảo tài liệu Bài tập về điện năng và công suất điện được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Bài tập về điện năng và công suất điện là tài liệu chất lượng, giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức bài học, rèn luyện kỹ năng giải bài tập ở dạng trắc nghiệm. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Bài tập về điện năng và công suất điện

Câu 1. Câu nào sau đây sai khi nói về suất điện động của nguồn điện?

A. Suất điện động có đơn vị là vôn (V)

B. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.

C. Do suất điện động bằng tổng độ giảm thế ở mạch ngoài và mạch trong nên khi mạch ngoài hở thì suất điện động bằng 0

D. Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn đó.

Câu 2. Câu nào sau đây sai khi nói về lực lạ trong nguồn điện?

A. Lực lạ chỉ có thể là lực hóa học

B. Điện năng tiêu thụ trong toàn mạch bằng công của lực lạ bên trong nguồn điện.

C. Sự tích điện ở hai cực khác nhau ở hai cực của nguồn điện là do lực lạ thực hiện công làm dịch chuyển các điện tích.

D. Lực lạ có bản chất khác với lực tĩnh điện.

Câu 3. Đơn vị của suất điện động là

A. ampe (A)

B. Vôn (V)

C. fara (F)

D. vôn/met (V/m)

Câu 5. Ngoài đơn vị là vôn (V), suất điện động có thể có đơn vị là

A. Jun trên giây (J/s)

B.Cu – lông trên giây (C/s)

C. Jun trên cu – lông (J/C)

D. Ampe nhân giây (A.s)

Câu 6. Trong các đại lượng vật lý sau:

Cường độ dòng điện. II. Suất điện động. III. Điện trở trong. IV. Hiệu điện thế.

Các đại lượng vật lý nào đặc trưng cho nguồn điện?

A. I, II, III

B. I, II, IV

C. II, III

D. II, IV

Câu 7. Công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là

A. 0,166 (V)

B. 6 (V)

C. 96(V)

D. 0,6 (V)

Câu 8. Suất điện động của một ắc quy là 3 V, lực lạ đã dịch chuyển một lượng điện tích đã thực hiện một công là 6 mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là

A. 18.10-3(C)

B. 2.10-3 (C)

C. 0,5.10-3 (C)

D. 18.10-3(C)

Câu 9. Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện (I), hiệu điện thế (U) bởi định luật Ôm được biểu diễn bằng đồ thị, được diễn tả bởi hình vẽ nào sau đây?

Câu 10. Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện (I), điện lượng (q) qua tiết diện thẳng của một dây dẫn được biểu diễn bằng đồ thị ở hình vẽ nào sau đây?

Câu 11. Chọn câu phát biểu đúng.

A. Dòng điện một chiều là dòng điện không đổi.

B. Để đo cường độ dòng điện, người ta dùng ampe kế mắc song song với đoạn mạch cần đo dòng điện.

C. Đường đặc tuyến vôn – ampe của các vật dẫn luôn luôn là đường thẳng qua gốc toạ độ.

D. Trong nguồn điện, dưới tác dụng của lực lạ, các hạt tải điện dương di chuyển ngược chiều điện trường từ cực âm đến cực dương.

Câu 12. Công của lực lạ làm dịch chuyển lượng điện tích 12 C từ cực âm sang cực dương bên trong của một nguồn điện có suất điện động 1,5 V là

A. 18 J

B. 8 J

C. 0,125 J

D. 1,8 J

...............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Liên kết tải về

pdf Bài tập về điện năng và công suất điện
doc Bài tập về điện năng và công suất điện 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 11

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK