Trang chủ Học tập Lớp 3 Bài tập cuối tuần lớp 3

Bài tập cuối tuần môn Toán, Tiếng Việt lớp 3 sách KNTT, CTST, Cánh diều

Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán, Tiếng Việt cả năm

Bài tập cuối tuần lớp 3 sách KNTT, CTST, Cánh diều

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán, Tiếng Việt cả năm tổng hợp rất nhiều các dạng bài tập trong chương trình lớp 3 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều. Qua đó, giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức thật tốt.

Các bài tập cuối tuần lớp 3 cả năm được xây dựng bám sát vào chương trình kiến thức Toán, Tiếng Việt lớp 3 sách mới, giúp thầy cô dễ dàng giao bài tập cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bài tập cuối môn Toán 3 năm 2023 -2024

Bài tập cuối môn Toán 3 Kết nối tri thức

I. TRẮC NGHIỆM

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Số liền trước của số 180 là:

A. 181
B. 182
C. 179
D. 79

Câu 2. Cho các số sau : 324, 333, 234, 342, 432. Dãy số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:

A. 324, 333, 342, 432, 2
B. 234, 324, 333, 342, 432.
C. 324, 342, 432, 234, 333.
D. 234, 342, 432, 324, 333.

Câu 3. Cho 148 < … < 152. Số tròn chục thích hợp điền vào chỗ chấm là:

A. 151
B. 150
C. 149
D. 160

Câu 4. Số gồm 5 chục, 4 trăm và 2 đơn vị là:

A. 542
B. 452
C. 425
D. 524

Câu 5. Số chẵn lớn nhất có ba chữ số khác nhau là:

A. 998
B. 986
C. 978
D. 900

Câu 6. Từ ba số 4, 1, 9 lập được số có ba chữ số khác nhau là:

A. 6
B. 7
C. 8
D. 9

Câu 7. Số “tám trăm tám mươi tư” viết là:

A. 804
B. 844
C. 488
D. 884

Câu 8. Có ba con lợn với số cân lần lượt là: 125 kg, 129 kg, 152 kg. Biết con lợn đen nặng nhất, con lợn trắng nhẹ hơn con lợn khoang.

A. Con lợn đen nặng ………… kg.

B. Con lợn trắng nặng ………. kg.

C. Con lợn khoang nặng ……… kg.

Con lợn

II. TỰ LUẬN

Bài 1. Điền vào bảng sau:

Số gồm

Đọc số

Viết số

Phân tích số

7 trăm 8 chục và 5 đơn vị

1 trăm 4 chục và 3 đơn vị

………………………….

…………………………..

Bảy trăm tám mươi lăm

…………………………………..

Một trăm linh bảy

……………………………

785

……….

……….

155

785 = 700 + 80 + 5

……………….

……………….

……………….

Bài 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S:

Số 234 là số liền trước của 233.

Số 234 là số liền trước của 235.

Số lẻ liền sau của 455 là 457.

Từ 0 đến 9 có 9 số tự nhiên.

Bài 2

Bài 3. Cho các số: 156, 165, 298, 289, 388. Hãy sắp xếp theo thứ tự:

a. Từ bé đến lớn: ……………………………………………………………………………………………………

b. Từ lớn đến bé: ……………………………………………………………………………………………………

c. Tính tổng của số lớn nhất và số bé nhất của dãy số trên.

……………………………………………………………………………………………………

Bài 4: Ở một trường tiểu học, khối lớp Một có 234 học sinh và nhiều hơn khối Hai 19 học sinh.

a. Khối lớp Hai có bao nhiêu học sinh?

b. Khối Một và khối Hai trường đó có tất cả bao nhiêu học sinh?

Bài giải

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Số liền trước của số 180 là:

C. 179

Câu 2. Cho các số sau : 324, 333, 234, 342, 432. Dãy số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:

B. 234, 324, 333, 342, 432.

Câu 3. Cho 148 < … < 152. Số tròn chục thích hợp điền vào chỗ chấm là:

B. 150

Câu 4. Số gồm 5 chục, 4 trăm và 2 đơn vị là:

B. 452

Câu 5. Số chẵn lớn nhất có ba chữ số khác nhau là:

B. 986

Câu 6. Từ ba số 4, 1, 9 lập được số có ba chữ số khác nhau là:

A. 6

Câu 7. Số “tám trăm tám mươi tư” viết là:

D. 884

Câu 8. Có ba con lợn với số cân lần lượt là: 125 kg, 129 kg, 152 kg. Biết con lợn đen nặng nhất, con lợn trắng nhẹ hơn con lợn khoang.

A. Con lợn đen nặng 152 kg.

B. Con lợn trắng nặng 125 kg.

C. Con lợn khoang nặng 152 kg.

Con lợn

II. TỰ LUẬN

Bài 1. Điền vào bảng sau:

Số gồm

Đọc số

Viết số

Phân tích số

7 trăm 8 chục và 5 đơn vị

1 trăm 4 chục và 3 đơn vị

1 trăm 0 chục 7 đơn vị

1 trăm 5 chục 5 đơn vị

Bảy trăm tám mươi lăm

Một trăm bốn mươi ba

Một trăm linh bảy

Một trăm năm mươi lăm

785

143

107

155

785 = 700 + 80 + 5

143 = 100 + 40 + 3

107 = 100 + 7

155 = 100 + 50 + 5

Bài 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S:

Số 234 là số liền trước của 233. S

Số 234 là số liền trước của 235. Đ

Số lẻ liền sau của 455 là 457. S

Từ 0 đến 9 có 9 số tự nhiên. S

Bài 2

Bài 3. Cho các số: 156, 165, 298, 289, 388. Hãy sắp xếp theo thứ tự:

a. Từ bé đến lớn: 156; 165; 289; 298; 388

b. Từ lớn đến bé: 388; 298; 165; 156

c. Tính tổng của số lớn nhất và số bé nhất của dãy số trên: 156 + 388 = 544

Bài 4: Ở một trường tiểu học, khối lớp Một có 234 học sinh và nhiều hơn khối Hai 19 học sinh.

a. Khối lớp Hai có bao nhiêu học sinh?

b. Khối Một và khối Hai trường đó có tất cả bao nhiêu học sinh?

Bài giải

a. Số học sinh của khối lớp Hai là:

234 - 19 = 215 (học sinh)

b. Khối Một và khối Hai trường đó có tất cả:

215 + 234 = 449 (học sinh)

Đáp số: 449 học sinh

Bài tập cuối môn Toán 3 Cánh diều

I. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

1. Số chẵn lớn nhất có 3 chữ số là:

A. 900
B. 998
C. 888

2. Hình vẽ bên có:

A. 3 đoạn thẳng
B. 4 đoạn thẳng
C. 6 đoạn thẳng

Hình vẽ

3. Tìm x biết: x + 54 = 100

A. x = 54
B. x = 46
C. x = 45

4. Tìm một số biết hiệu của số đó với số 100 là 220:

A. 320
B. 120
C. 220

5. Số 650 gồm:

A. 6 trăm và 5 chục
B. 6 chục và 5 chục
C. 600 trăm và 50 chục

6. Có 7 lọ hoa, mỗi lọ cắm 6 bông. Hỏi có tất cả bao nhiêu bông hoa?

A. 36 bông hoa
B. 42 bông hoa
C. 48 bông hoa

7. Có thể thay tổng: 3 + 3 + 3 + 3 thành tích nào sau đây?

A. 3 ×3
B. 3 ×4
C. 4 ×3

8.* Tìm x biết: 40 : x = 4 × 8 + 4 ×2

A. x = 8
B. x = 0
C. x = 1

II. Tự luận

Bài 1: Viết vào chỗ chấm:

Đọc số

Viết số

Năm trăm bảy mươi mốt

……………………………………………………………..

Một trăm mười

……………………………………………………………..

Sáu trăm năm mươi

……………………

805

……………………

404

……………………

Bài 2: Đặt tính rồi tính:

356 + 125 415 +307 578 – 125 478 – 247

Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ trống:

Bài 3

Bài 4: Cho 3 chữ số: 7; 8; 9

a) Hãy viết các số có 3 chữ số khác nhau, mỗi số có đủ 3 chữ số đó cho:

……………………………………………………………………………………….

b) Số lớn nhất trong các số trên là : …………………………………………………

c) Số nhỏ nhất trong các số trên là : ………………………………………………..

d) Hiệu của số lớn nhất và số nhỏ nhất là : ………………………………………….

Bài 5: Tính độ dài đường gấp khúc có số đo độ dài các cạnh lần lượt là: 20cm, 35dm, 22dm:

Bài 6: Một câu lạc bộ năng khiếu có 55 bạn học múa, 20 bạn học vẽ, số bạn học đàn nhiều hơn số bạn học học vẽ là 15 bạn. Hỏi câu lạc bộ năng khiếu có tất cả bao nhiêu bạn?

Bài 7: Challenge: Khoanh vào đáp án đúng:

Bài 7

Bài 8: Toán vui: Hãy tìm nửa quả táo có chứa kết quả để ghép với nửa quả táo có chứa phép tính, cắt, ghép rồi tô màu thành quả táo hoàn chỉnh.

Bài 8

Bài tập cuối môn Tiếng Việt 3 năm 2023 -2024

Bài tập cuối môn Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức

I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM

Đọc

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Những sự vật được tả trong bài thơ gắn với mùa thu là:

A. hoa cúc, cốm, lá sen
B. hoa cúc, cốm, đèn ông sao
C. hoa cúc, cốm, đèn ông sao
D. hoa cúc, cốm, lá sen, đèn ông sao

2. Những niềm vui được bạn nhỏ mong chờ khi đến mùa thu là:

A. Bạn nhỏ được đi rước đèn ông sao cùng với các bạn.
B. Bạn nhỏ được tựu trường, gặp lại thầy cô giáo và các bạn sau mùa hè.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.

3. Cốm là:

A. món ăn làm từ thóc nếp non rang chín, có màu xanh
B. món ăn làm từ thóc nếp non rang chín, giã sạch vỏ, có màu xanh và hương thơm (cốm thường được gói trong lá sen)

4. Viết 2 – 3 câu chia sẻ những điều em thích nhất của mùa thu:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

III. LUYỆN TẬP

4. Điền c/k vào chỗ chấm để tạo từ hoàn chỉnh:

… im … ương … ính … ận … ánh …ửa …ì nhông

…iềm chế …ì … ọ …ảm …úm …èm …ặp

5. Gạch 1 gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật, 2 gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động có trong các câu thơ dưới đây:

Ngôi trường thân quen
Bạn thầy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu.

6. Quan sát tranh các bạn đang vui chơi.

a) Tìm và viết lại ít nhất 5 từ ngữ chỉ sự vật:

…………………………………………

…………………………………………

b) Tìm và viết lại ít nhất 5 từ ngữ chỉ hoạt động:

…………………………………………

…………………………………………

Bài 6

7. Viết tiếp vào chỗ chấm để tạo câu giới thiệu và câu nêu hoạt động:

Bài 7

Đây là ............... Cô đang ....................

...............................................................

Bố em là .................... Bố đang .............

...............................................................

8. Viết:

a. Câu nêu hoạt động của em và bạn trong ngày đầu quay lại trường học.

……………………………………………………………………………………….........................

c. Tin nhắn hỏi thăm sức khỏe ông bà:

……………………………………………………………………………………….........................

……………………………………………………………………………………….........................

……………………………………………………………………………………….........................

Bài tập cuối môn Tiếng Việt 3 Cánh diều

I. Luyện đọc diễn cảm

Em bước vào tinh mơ
Con đường quen mát lạnh
Mùa thu êm như thơ
Như cho em đôi cánh

Chim gọi năm học mới
Reo vang dọc con đường
Niềm vui thêm phơi phới
Trào dâng buổi tựu trường

Này cặp da, tập mới
Mũ giày cũng mới tinh
Này quần xanh, áo trắng
Này khăn quàng thắm xinh

Sân trường quen mà lạ
Nụ cười như mới hơn
Trống trường sao hối hả
Nghe rạo rực bàn chân.

(Sáng khai trường, Nguyễn Lãm Thắng)

II. Đọc hiểu văn bản

Câu 1. Bài thơ viết về sự việc gì?

Câu 2. Bạn nhỏ trong bài đã chuẩn bị những gì mới cho sự việc đó?

Câu 3. Tìm câu thơ nói về cảm xúc của bạn nhỏ.

III.Luyện tập

Câu 1. Đặt câu với các từ: hớn hở, hào hùng

Câu 2. Xác định công dụng của dấu hai chấm trong các trường hợp sau:

a. Như tôi đã nói: Cô ấy rất xấu xí.

b.

Tôi hỏi Hồng:

- Cậu làm bài tập về nhà chưa?

Hồng trả lời:

- Tớ làm bài tập về nhà rồi!

Câu 3. Viết câu:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

(Ca dao)

Câu 4. Viết đoạn văn kể về việc em chuẩn bị đi khai giảng.

Bài tập cuối môn Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo

I. Luyện đọc diễn cảm

“Hôm nào cũng vậy
Cái trống trường em
Thức dậy thật sớm
Trống kêu vang rền

Giục em đến lớp
Giục bạn đến trường
Mặt mày trầy xước
Em thấy mà thương

Biết là trống đau
Vì dùi đánh nặng
Trống chẳng buồn đâu
Vì em cố gắng.”

(Cái trống trường em, Nguyễn Lãm Thắng)

II. Đọc hiểu văn bản

Câu 1. Bài thơ về về sự vật gì?

Câu 2. Tìm câu thơ nói về công việc của sự vật đó.

Câu 3. Tình cảm của nhân vật “em” với sự vật đó?

III. Luyện tập

Câu 1. Đặt câu với các từ: náo nức, trường học

Câu 2. Tìm các từ

a. chỉ môn học

b. chỉ đồ dùng học tập

Câu 3. Viết chính tả:

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

(Ca dao)

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu giới thiệu sở thích và ước mơ của em.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Liên kết tải về

zip Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán, Tiếng Việt cả năm
zip Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán, Tiếng Việt cả năm 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK