Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Lịch sử - Địa lí giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện khóa tập huấn Mô đun 9. Với nội dung bài dạy Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Lịch sử - Địa lí 5, thời lượng 3 tiết.
Qua đó, sẽ giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm để hoàn thiện bài tập cuối khóa Module 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh Tiểu học. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 Tiểu học các môn.
Bản mô tả phương án ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động học Module 9 môn Lịch sử - Địa lí
BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Lịch sử và Địa lí - Lớp 5
Chủ đề: CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954
Thời lượng thực hiện: (3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có sử dụng tư liệu lịch sử (lược đồ, tranh ảnh và các câu chuyện về kéo pháo ở Điện Biên Phủ, chuyện bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri,...).
- Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can,...).
- Trình bày được sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch.
1. Về năng lực
* Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm được tư liệu cho bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm về diễn biến chính, ý nghĩa của chiến dịch và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta trong chiến dịch.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được tình huống về tinh thần chiến đấu của bộ đội ta trong chiến dịch.
* Năng lực đặc thù
- Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí: Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được diễn biến chính của chiến dịch và giải quyết được tình huống về tinh thần chiến đấu của bộ đội ta trong chiến dịch.
2. Về phẩm chất
- Yêu nước: Câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can,...).
- Trách nhiệm: Sưu tầm được tư liệu bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU SỐ
* Thiết bị dạy học
- Máy vi tính, smart tivi, mạng internet.
- Phần mềm MS-PowerPoint; Quizizz; Padlet.
- Thiết bị dạy học khác: Loa
* Học liệu số
- Bài trình chiếu
- Video clip
- Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
- Hình ảnh diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Học liệu khác: Chương trình Lịch sử và Địa lí cấp Tiểu học 2018
III. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, THIẾT BỊ, PHẦN MỀM VÀ HỌC LIỆU SỐ
Hoạt động 1: Kể lại diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
a) Mục tiêu: Học sinh kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có sử dụng tư liệu lịch sử.
b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh xem video và lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Học sinh kể lại diễn biến chính về chiến Điện Biên Phủ năm 1954, học sinh thực hiện kể chuyện trong nhóm và trước lớp.
c) Sản phẩm: Học sinh kể được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ theo 3 đợt tấn công:
- Đợt 1: Ngày 13/3/1954, ta mở màn tấn công vào phía bắc của Điện Biên Phủ ở Him Lam, Độc lập, Bản Kéo. Sau 5 ngày chiến đấu, địch bị tiêu diệt.
- Đợt 2: Ngày 30/3/1954, ta đồng loạt tấn công vào phân khu trung tâm của địch ở Mường Thanh. Đêm 26/4/1954, ta đã kiểm soát được phần lớn các cứ điểm phía Đông, riêng đồi A1, C1 địch vẫn kháng cự quyết liệt.
- Đợt 3: Ngày 01/5/1954, ta tấn công các cứ điểm còn lại. Chiều 6/5/1954, đồi A1 bị công phá, 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954 Điện Biên Phủ thất thủ, ta bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri và toàn bộ chỉ huy của địch.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giáo viên trình chiếu video và lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ và yêu cầu học sinh kể lại diễn biến chính của chiến dịch theo câu hỏi gợi ý sau:
- Câu 1: Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Câu 2: Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó?
- Câu 3: Kết quả của chiến dịch như thế nào?
Bước 2: Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận, kể trong nhóm.
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày.
Bước 4: Nhóm nhận xét, đánh giá và giáo viên nhật xét chốt lại.