Giải bài tập KHTN 8 Bài tập Chủ đề 7 giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 178.
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài tập Chủ đề 7 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài tập Chủ đề 7: Cơ thể người - Phần 3: Vật sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Bài 1
Nêu các cơ quan, chức năng, một số bệnh thường gặp và cách bảo vệ các hệ cơ quan trong cơ thể người theo gợi ý dưới đây:
Trả lời:
Gợi ý nội dung đẻ hoàn thành sơ đồ:
Bài 2
Sự phối hợp của cơ – xương – khớp khi cơ thể vận động được thể hiện như thế nào? Nêu nguyên nhân và cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống.
Trả lời:
- Sự phối hợp của cơ – xương – khớp khi cơ thể vận động: Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn tạo nên lực kéo phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp có vai trò như điểm tựa để làm xương chuyển động tạo sự vận động của cơ thể.
- Nguyên nhân của tật cong vẹo cột sống: Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống chủ yếu ở trẻ em là do tư thế ngồi học không đúng, ngồi lệch sang một bên hoặc mang cặp nặng khi đi học, bàn ghế có kích thước không phù hợp,… Ngoài ra, còn có nguyên nhân di truyền hoặc do các yếu tố lúc mang thai như bào thai phát triển quá nhanh, người mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại, ngôi thai không dịch chuyển,…
Bài 3
Khi em tập thể dục, có sự tham gia của các hệ cơ quan nào trong cơ thể? Sự bài tiết mồ hôi, nhịp thở (số lần hít vào, thở ra trong 1 phút), nhịp tim (số lần tim đập trong 1 phút) thay đổi như thế nào? Giải thích.
Trả lời:
- Khi em tập thể dục, có sự tham gia của các hệ cơ quan gồm: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ nội tiết, hệ vận động.
- Khi tập thể dục, sự bài tiết mồ hôi, nhịp thở và nhịp tim đều tăng.
Giải thích: Khi tập thể dục, các tế bào cơ tăng cường hoạt động → Các tế bào cơ cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn → Các tế bào cơ cần lượng oxygen và vật chất nhiều hơn để cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp tế bào, đồng thời, nhu cầu thải chất thải và carbon dioxide – sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào cũng tăng lên. Do đó:
- Nhịp thở nhanh hơn để đảm bảo cung cấp khí oxygen và đào thải khí carbonic.
- Nhịp tim nhanh hơn để giúp máu vận chuyển khí oxygen và vật chất đến các tế bào cơ và vận chuyển khí carbonic và chất thải từ tế bào đi một cách kịp thời.
- Quá trình chuyển hóa năng lượng cũng sinh nhiệt nên cơ thể nóng lên → Cơ thể toát nhiều mô hôi để giảm nhiệt giúp ổn định nhiệt độ của cơ thể.
Bài 4
Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ bài tiết.
Trả lời:
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ bài tiết:
Bài 5
Trình bày cơ chế thu nhận ánh sáng, nêu nguyên nhân và cách phòng tránh tật cận thị.
Bài 6
Nêu các biện pháp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường sinh dục.