Văn khấn 3 ngày Tết Nguyên Đán 2023 sẽ giúp bạn có trọn vẹn bộ văn khấn ngày Tết cổ truyền. Theo phong tục tập quán thì những ngày Tết âm lịch các gia đình sẽ cúng vào sáng mùng 1, mùng 2 và mùng 3 Tết.
Chính vì vậy Bộ văn khấn 3 ngày Tết Nguyên Đán 2023 sẽ giúp bạn có được những mẫu văn khấn Tết để cúng Tết cho thật đầy đủ. Phía dưới đây mọi người cũng có thể tham khảo thêm phần chuẩn bị lễ cũng của mỗi ngày. Chúng ta sẽ cúng ông bà tổ tiên để mời những người đã khuẩn đón Tết cùng gia đình mình.
Tết không chỉ là dịp con cháu quây quần bên gia đình thân yêu của mình, mà còn là dịp thể hiện lòng thành kính tới ông bà tổ tiên, các vị thần linh cai quản. Vì vậy, lễ cúng 3 ngày Tết Nguyên Đán 2023 được các gia đình vô cùng coi trọng, chuẩn bị rất chu đáo. Bên cạnh đó, việc chọn giờ đẹp xuất hành đầu năm cũng cực kỳ quan trọng, để đón tài lộc, sức khỏe và công danh tới trong năm Quý Mão 2023.
Văn khấn 3 ngày Tết Nguyên Đán 2023
Bài cúng Tết cổ truyền Quý Mão 2023
Kính lạy:
Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.
Hôm nay là ngày mùng một Tết, tháng Giêng, năm.............
Chúng con là: ............................................................................................
Tuổi...............
Hiện cư ngụ tại số nhà, Đường......................................,
Khu phố (thôn, xóm):.......................................
Phường (xã)....................................
Quận (huyện)......................Thành phố (tỉnh).........................................
Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân. Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.
Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Tín chủ lại mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!
Bài cúng 3 ngày Tết Nguyên Đán 2023
Kính cáo chư vị chư gia Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, cùng chư vị tiền nhân họ......... (ghi họ chủ nhà).
Chúng con là:....................................… Hiện nay ở tại.........................… Cùng toàn gia kính bái.
Kính cẩn thưa rằng:
Đất trời có vận luật, Nhật Nguyệt phải đổi thay.
Mồng một (Hoặc các ngày 2,3...) hôm nay.
Xuân sắc tràn đầy, "Vạn tượng canh tân"*, "Tam dương khai thái"*, Toàn gia phấn khởi, Thụ lộc tổ tông, "Hải đức sơn công"*, "Vĩnh miên thế trạch"*, "Quang tiền thùy hậu"*, Vạn đại trường Xuân, Mưa móc thấm nhuần, Mừng Tết Nguyên đán, Cháu con ghi nhớ, Công đức Tổ Tiên, Kính cẩn dâng lên, Chi nghi cụ soạn.
(Kể các thứ cúng)............................................
Cúi xin chứng giám.
Lễ bạc lòng thành.
Thỉnh cáo Tiên linh.
Cùng vui hâm hưởng.
Tôn linh tại thượng, Phù hộ độ trì, Năm mới mọi bề, An khang thịnh vượng.
Cẩn cáo.
Chú thích:
* Tam dương khai thái. Theo Dịch học: Tháng giêng thuộc quẻ Thái có 3 hào dương, nên gọi là tháng Tam dương. Thái là tên quẻ. Ý chỉ Tháng Giêng là tháng mở đầu mọi sự hanh thông cả năm.
* Vạn tượng canh tân: Mọi cảnh vật đều mới.
* Hải Đức Sơn Công: Công đức như biển rộng núi cao.
* Vĩnh miên thế trạch: Ân Trạch Tổ Tiên kéo dài nhiều đời sau.
* Quang tiền thùy hậu: Gương sáng người trước, để phúc người sau.
Còn nếu gia đình có thờ thần linh thì mời bạn cùng tham khảo bài cúng thần linh dưới đây nhé:
Văn khấn Thần Linh trong nhà (ngày mồng 1 Tết)
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật.
- Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.
- Con kính lạy Chư vị Tôn thần.
Tín chủ (chúng con) là: ……………………………………………….…
Ngụ tại: …………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày mồng 1 tháng giêng năm ........, nhằm ngày tết
Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.
Nhân ngày năm mới, tín chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên thần. Cúi xin đức Tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho gia chủ chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Mong ơn đương cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ độ trì cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Mâm cơm cúng Tết Nguyên Đán 2023
Mâm cơm cúng Tết miền Bắc
Với người miền Bắc, trên bàn thờ thì mâm cơm cúng gia tiên nhất định sẽ có những món sau:
- Cơm trắng, bánh chưng.
- Xôi gấc (xôi vò)
- Giò chả
- Thịt quay
- Chân giò hầm măng hoặc mộc nhĩ
- Gà luộc
- Miến xào lòng gà
- Nộm Rau xào (tùy theo mùa nào thì có món rau đó)
- Nem rán
Mâm cơm cúng Tết miền Trung
Đối với người dân miền Trung, tuy thường xuyên chịu nhiều thiên tai, gặp nhiều khó khăn hơn những vùng khác, nhưng ẩm thực cũng phong phú không kém với những món ăn đặc trưng có trên mâm cơm cúng gia tiên như sau:
- Xôi vò, xôi lạc
- Gà luộc (nếu không có gà thì thay thế bằng Thịt heo luộc)
- Rau xào
- Cá thu kho khúc
- Canh xương hầm rau củ
- Thịt kho tiêu
Mâm cơm cúng Tết miền Nam
Mỗi mâm cơm cúng của các gia đình người miền Nam đều có 4 món chính như sau:
- Món kho thường là thịt kho tàu, hay cá lóc kho với nước dừa mang đậm hương vị miền Nam.
- Thịt ba chỉ luộc xắt miếng mỏng.
- Món hầm thường là thịt heo hầm măng.
- Món xào tuyệt đối không dùng thịt rừng mà thường có các món nhưng xào chua, xào mặn.