24 điểm khối D, D00, D01 nên chọn trường nào vừa phù hợp với năng lực vừa chất lượng? Đó là vấn đề được các sĩ tử đặc biệt quan tâm, góp phần xác định được con đường phù hợp hơn cho một hành trình mới của mình.
Khối D là một trong những khối ngành tổng hợp nhiều chuyên ngành, nhưng có 4 nhóm ngành chính trong khối D có thể kể đến như: nhóm ngành kinh tế, nhóm ngành xã hội, nhóm ngành ngôn ngữ và nhóm ngành sư phạm. Với 24 điểm khối D các em có thể lựa chọn các trường tốt nhất dưới đây.
Được 24 điểm khối D nên học trường nào, ngành nào tốt?
- 1. Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
- 2. Đại học Ngoại thương cơ sở Hà Nội
- 3. Học viện ngoại giao
- 4. Đại học Thương mại
- 5. Đại học Hà Nội
- 6. Trường Đại học Đà Nẵng
- 7. Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
- 8. Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh:
- 9. Đại học Văn hóa Hà Nội
- 10. Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- 11. Đại học Nội vụ
- 12. Viện Đại học Mở Hà Nội
1. Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường có rất nhiều ngành xét tuyển khối D dành cho các bạn ưa thích khoa học, tự nhiên. Trường có tiếng trong việc giảng dạy và đào tạo khi là một trong những trường thuộc hệ thống trường Đại học Quốc gia (VNU). Tuy nhiên điểm chuẩn các ngành của trường không quá cao và cũng có phổ điểm lớn, chênh nhau giữa các ngành. Cụ thể điểm chuẩn các ngành năm 2020 như sau:
- Ngành Công nghệ sinh học có hệ thường và hệ chất lượng cao đều tuyển sinh khối D là D90 (Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên) và D08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh) có điểm chuẩn lần lượt là 25 và 23,75.
- Ngành Vật lý học và Kỹ thuật hạt nhân đều lấy khối D90, ngành Hải Dương học lấy khối D07, cả ba ngành này đều có điểm chuẩn là 17 điểm.
- Ngành Khoa học Vật liệu, Địa chất học, Kỹ thuật Địa chất, Khoa học Môi trường, Công nghệ kỹ thuật Môi trường xét tuyển khối D07, điểm chuẩn là 17.
Đại học Khoa học tự nhiên xét tuyển những ngành liên quan đến khoa học
- Nhóm các ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin của trường gồm các khoa Hệ thống thông tin, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Truyền thông & Mạng máy tính xét tuyển khối D08, D07 có điểm chuẩn khá cao: 27,2.
- Khoa Kỹ thuật điện tử - Viễn thông có khoa hệ thường và hệ chất lượng cao tuyển khối D90 và D07 điểm chuẩn lần lượt là 23 và 18.
2. Đại học Ngoại thương cơ sở Hà Nội
Một trong những trường top đầu về đào tạo cử nhân kinh tế tại Hà Nội là Đại học Ngoại thương (FTU). Các ngành ở Đại học Ngoại thương đều có xét tổ hợp khối D, trong đó tùy ngành mà có D01, D02, D03, D04, D06, D07. Cụ thể điểm chuẩn các ngành năm 2020 như sau:
- Ngành Luật xét các khối D02, D03, D04, D06, D07 với điểm chuẩn năm 2020 là 26,5.
- Nhóm ngành Kinh tế - Kinh tế quốc tế xét tuyển các tổ hợp D02, D03, D04, D06, D07 có điểm chuẩn 27,5.
- Nhóm Nhóm ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn, Kinh doanh quốc tế có điểm chuẩn là 27,45, xét tuyển các tổ hợp D02, D03, D04, D06, D07.
- Nhóm Tài chính ngân hàng - Kế toán với những tổ hợp D02, D03, D04, D06, D07 có điểm chuẩn 27,15.
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội xét tuyển chủ yếu liên quan đến kinh tế
- Ngoài ra trường còn có các ngành ngôn ngữ xét tuyển khối D với môn ngoại ngữ thay đổi theo các khoa ngôn ngữ khác nhau. Môn ngoại ngữ sẽ được nhân hệ số hai, nên thang điểm là 40. Nhìn chung các ngành ngôn ngữ của Đại học Ngoại thương lấy điểm chuẩn khá cao, dao động từ 33 cho đến gần 37 điểm trên 40 điểm.
Những bạn thi khối D có ý định chọn đại học Ngoại thương nên xem xét kỹ càng về điểm chuẩn và chỉ tiêu của mỗi ngành.
3. Học viện ngoại giao
Theo đó, Học viện Ngoại giao công bố điểm chuẩn dao động từ 23,25 - 29 điểm. Trong đó, điểm chuẩn cao nhất là ngành truyền thông quốc tế 29/30 điểm, kế tiếp là ngành kinh doanh quốc tế 28,13 điểm, ngành quan hệ quốc tế 28 điểm.
Mỗi ngành xét tuyển cả 3 tổ hợp nhưng đều lấy chung một mức điểm chuẩn, với điều kiện tốt nghiệp THPT và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện Ngoại giao.
Năm 2023, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện Ngoại giao là 2.200 chỉ tiêu (bao gồm 2.100 chỉ tiêu hệ đại học chính quy; 100 chỉ tiêu cho các chương trình liên kết quốc tế).
Riêng với phương thức xét tuyển sớm dựa trên kết quả học tập THPT, Học viện Ngoại giao dự kiến dành 70% tổng chỉ tiêu cho mỗi ngành.
4. Đại học Thương mại
Sau khi vượt qua điểm sàn của trường Đại học Thương mại thì thí sinh các khối D cần đạt điểm chuẩn của trường đưa ra. Các ngành có xét tuyển khối D tại trường có rất nhiều nhưng chủ yếu trường sẽ lấy khối D01 (Toán, Văn, Anh) và D07 (Toán, Hóa, Anh). Sau đây là thông tin các ngành xét khối D01 và điểm chuẩn tại Đại học Thương mại năm 2020 mà có thể bạn quan tâm:
- Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành) điểm chuẩn là 25,4.
- Ngành Quản trị khách sạn có điểm chuẩn là 25,5 điểm.
- Ngành Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh): 25,8 điểm.
- Ngành Marketing (Quản trị thương hiệu) và Marketing (Marketing thương mại) lần lượt là 26,15 và 26,7 điểm.
- Kế toán (Kế toán công) và Kế toán (Kế toán doanh nghiệp) là 24,9 và 26 điểm.
- Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng): 26,5 điểm.
- Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế) và Kinh tế quốc tế (Kinh tế quốc tế) đều là 26,3 điểm.
- Tài chính - Ngân hàng (Tài chính - Ngân hàng thương mại) và Tài chính - Ngân hàng (Tài chính công) lần lượt là 25,3 và 24,3 điểm.
- Thương mại điện tử (Quản trị Thương mại điện tử) có điểm chuẩn cao hơn là 26,25 điểm.
- Hệ thống thông tin quản lý (Quản trị hệ thống thông tin): 25,25.
- Quản trị nhân lực (Quản trị nhân lực doanh nghiệp): 25,55 điểm.
Ngoài ra, Đại học Thương mại còn có nhiều khoa học xét tuyển khối D nhưng có sự thay đổi về môn ngoại ngữ để phù hợp với chuyên ngành. Đồng thời các điểm chuẩn ở những khối này sẽ có những sự thay đổi nhất định.
5. Đại học Hà Nội
Điểm chuẩn các ngành Đại học Hà Nội năm 2020 dao động từ 23,45 - 35,38. Điểm môn ngoại ngữ các ngành đã nhân hệ số 2, trừ ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ thông tin chất lượng cao và Truyền thông Đa phương tiện. Ngành lấy điểm cao nhất là Ngôn ngữ Hàn Quốc (D01) với mức điểm 35,38 điểm.
6. Trường Đại học Đà Nẵng
Đây là ngôi trường đào tạo nhiều ngành xét tuyển khối D. Đại học Đà Nẵng bao gồm khá nhiều trường trực thuộc như: Đại học Kinh tế, Đại học Bách Khoa, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Sư phạm.
Tuy nhiên ở Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ngoài việc bạn đạt điểm chuẩn ra thì còn có yêu cầu về thứ tự nguyện vọng của bạn phải đạt yêu cầu của trường. Đại học Kinh tế sẽ chỉ xét tuyển khối D01 và D90 mà thôi, nên các bạn cần lưu ý. Còn các ngành và điểm chuẩn năm 2020 của trường khá cao, đều dao động ở khoảng 22,5-26,75.
Trong đó, các ngành có điểm chuẩn cao nhất có thể kể đến là ngành Kinh doanh quốc tế (26,75 điểm) và Marketing (26 điểm). Các ngành điểm chuẩn thấp của trường là Hệ thống thông tin quản lý và Quản lý nhà nước, lần lượt là 22,5 và 22 điểm.
Tại Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng sẽ có ít khoa tuyển khối D hơn. Trong trường chỉ có: khoa Công nghệ sinh học lấy D07, Công nghệ thông tin chất lượng cao tiếng Nhật - D28, Công nghệ dầu khí và khai thác dầu - D07 và một số khoa Kỹ thuật khác. Tuy nhiên điều kiện đi kèm đạt điểm chuẩn là các môn thành phần trong tổ hợp đó phải trên mức điểm mà trường đề ra.
7. Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
Nếu học sinh muốn thi vào trường, thí sinh phải vượt qua mức điểm sơ tuyển rồi mới được vào vòng thi đánh giá năng lực. Theo phương án tuyển sinh của trường sẽ căn cứ theo điểm thi THPT Quốc gia 2020 của thí sinh và sẽ chiếm tỷ trọng là 60% điểm trúng tuyển, và điểm học bạ của thí sinh trong 3 năm học THPT (10%) và điểm xét tuyển của các tổ hợp khác nhau đối với mỗi ngành mà thí sinh đăng ký nguyện vọng.
Theo phương án tuyển sinh trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, thí sinh phải vượt qua mức điểm sơ tuyển mới đủ điều kiện tham gia kỳ thi đánh giá năng lực.
- Ngành ngôn ngữ Anh của trường xét tuyển các khối và điểm chuẩn 2020 là: D01 là 23,25; D14 là 23,5; D66 là 25; D84 là 24.
- Luật thương mại quốc tế (D01, D03, D06) là 26,25 điểm.
- Luật thương mại quốc tế (D66, D69, D70, D84, D87, D88) là 26,5 điểm.
- Ngành Quản trị Luật (D01, D03, D06, D84, D87, D88) là 24,5 điểm.
- Ngành Quản trị Kinh doanh (D01, D03, D06) là 23,5 còn Quản trị kinh doanh (D84, D87, D88) là 24 điểm.
8. Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh:
Một số ngành có điểm xét tuyển khối D dưới 20 điểm là Thông tin - Thư viện, bảo tàng học, Kinh doanh xuất bản phẩm (15 điểm), Văn hóa học, chuyên ngành Văn hóa Việt Nam (16.5 điểm), Văn hóa học, chuyên ngành Truyền thông Văn hóa (20 điểm)
9. Đại học Văn hóa Hà Nội
Các ngành như Văn hóa các DTTS Việt Nam- Tổ chức và quản lý văn hóa vùng DTTS, Quản lý văn hóa - Chính sách văn hóa quản lý nghệ thuật có điểm xét tuyển năm 2020 lần lượt là 15 điểm và 19.75 điểm. Ngoài ra, với điểm thi khối D dưới 20 điểm, các em có thể tham khảo một số ngành khác của trường như Quản lý văn hóa - Chính sách văn hóa và quản lý nghệ thuật, Quản lý văn hóa - Quản lý di sản văn hóa, thông tin thư viện,...
10. Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Với 15, 16, 18 điểm khối D đạt được, so với mức điểm chuẩn của trường các năm về trước, các em có thể dễ dàng trúng tuyển vào hầu hết các ngành tuyển sinh khối D của trường như quản trị kinh doanh nông nghiệp (15 điểm), chăn nuôi thú y (15 điểm), công nghệ sinh học (16 điểm),...
11. Đại học Nội vụ
Với mức điểm 18 - 20 điểm thi khối D, các em khó có cơ hội trúng tuyển vào một số ngành như Quản trị nhân lực (20.5 điểm),, tuy nhiên, các em có cơ hội trúng tuyển vào một số ngành lấy điểm chuẩn trung bình 20 điểm như quản trị văn phòng (20 điểm), Luật (Chuyên ngành Thanh tra) (18 điểm), quản lý nhà nước (17 điểm), chính trị học (14.5 điểm),...
12. Viện Đại học Mở Hà Nội
Viện Đại học Mở Hà Nội là một lối đi được nhiều bạn thí sinh lựa chọn khi đang thắc mắc 18 điểm khối D nên thi trường nào Hà Nội ? Đây là ngôi trường được đánh giá có chất lượng đào tạo tốt với điểm chuẩn không quá cao. Với điểm thi 15 điểm, các em có thể lựa chọn một số ngành của trường như Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm. Với mức điểm cao hơn là khoảng 17.05 điểm đến 18 điểm, các em có thể lựa chọn một số ngành lần lượt như Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.