Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 BÁNH TRÔI NƯỚC                Thân em vừa trắng lại vừa tròn              ...

BÁNH TRÔI NƯỚC                Thân em vừa trắng lại vừa tròn               Bảy nổi bà chìm với nước non                Rắn nát mặc dầu tay lả nặn              

Câu hỏi :

                        BÁNH TRÔI NƯỚC 

              Thân em vừa trắng lại vừa tròn

              Bảy nổi bà chìm với nước non 

              Rắn nát mặc dầu tay lả nặn

              Mà em vẫn giữ tấm lòng son

                                                 ( Hồ Xuân Hương)

Dàn ý 

Mở bài: giới thiệu về tác giả tác phẩm, Ân tượng chung về bài thơ

Thân bài

+Luận điểm 1:khái quát chung

+Luận điểm 2:Phân tích bài thơ:

-Phân tích câu khai

-Phân tích câu thừa 

-Phân tích câu chuyển

-Phân tích câu hợp 

+ Luận điểm 3:đánh giá chung

Kết bài:khẳng định giá trị ý nghĩa của bài

Cần gấp ,k chép mạng, e cảm ơn

                 

Lời giải 1 :

      Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, Hồ Xuân Hương có một kho tàng thơ ca đồ sộ. Có thể nói bà là nhà thơ của những người phụ nữ phong kiến. Bà là người dám lên tiếng bảo vệ những người phụ nữ bị xã hội áp bức bất công, bị những hủ tục bó buộc và dám lên án tố cáo xã hội phong kiến chuyên quyền. Sự bình đẳng và tôn trọng phụ nữ trong xã hội xưa là một điều xa xỉ. Phụ nữ được cho là tầng lớp thấp kém, vô dụng trong xã hội nhưng Hồ Xuân Hương lại đang thép, quyết liệt phản đối điều đó và khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ qua tuyệt bút "Bánh trôi nước"

      Hồ Xuân Hương sinh ra ở Nghệ An nhưng lại chủ yếu sống ở Kinh Thành và bà là ái nữ của sinh đồ Hồ Phi Diễn. Thế nên ngay từ nhỏ bà đã được nhận một nền giáo dục toàn diện và  đầy đủ nhất.  Khác với các khuê các thời bấy giờ, Xuân Hương là người thích giao lưu, học hỏi thơ văn nhiều nơi và bà cũng quen biết với rất nhiều người nổi tiếng lúc bấy giờ ,trong đó  có Nguyễn Du. Tư chất thông minh, bản lĩnh, trải đười, ướng bướng xướng thành thơ ca , Hồ Xuân Hương được xem là một tài nữ nổi tiếng lúc bấy giờ. Tuy thông minh, xinh đẹp nhưng cuộc đời bà lại lận đận, éo le ngang trái: hai lần lấy chồng nhưng đề làm lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc. Và chính điều này ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách sáng tác của bà. Tài sản văn học của bà khá đồ sộ với hơn 40 bài thơ:  gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ nôm. Trong lịch sử văn học Việt Nam , thơ của Hồ Xuân Hương là độc đáo nhất. Thơ của bà viết về phụ nữ, trào phúng và trữ tình. Nổi bật trong thơ của bà chính là nỗi niềm thương cảm dành cho phụ nữ và khẳng định, đề cao vẻ đẹp của họ. Chính vì vì thế mà bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.

      "Bánh trôi nước" là tên một loại bánh truyền thống và quen thuộc trong dân gian, tưởng chừng như chẳng có gì đặc biệt nhưng Hồ Xuân Hương lại sử dụng làm nhan đề cho bài thơ. Một nhan đề vừa mang ý nghĩa thực nhưng lại chứa đựng ý nghĩa ẩn dụ đầy sâu sắc.  Trước hết, ta cùng đi tim hiểu về nghĩa đen của nhan đề độc đáo này. Bánh trôi nước là một loại bánh làm bằng bột nếp, có nhân là đường ngọt, có hình tròn, khi luộc đã chín thì bánh sẽ nổi lên trên. Đây là một món ăn rất ngon và cũng là một món ngọt khó thiếu trong các ngày đầu tháng. Có  thể thấy , bà ngoài giỏi thơ văn thì cũng rất đảm đang việc nhà, bếp núc. Đó là nghĩa đen, nhưng vần nghĩa quan trọng và đặc sắc nhất chính là phần nghĩa bóng đằng sau. Bánh trôi nước chính là hình ảnh ẩn dụ chỉ người phụ nữ. Hồ Xuân Hương đã khéo léo, tài tình và đặc biệt tài năng khi sử dụng hình ảnh quen thuộc với đời sống vào thơ văn để người nghe có thể hiểu được rõ nhất, đơn giản nhất ý đồ của mình.

    Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, tác giả đã ngợi cả vẻ đẹp của người phụ nữ. Người phụ nữ xưa rất đẹp, trong mắt bà dường như chẳng có người phụ nữ nào đáng bị gắn với chữ xấu cả:

                                     Thân em vừa trắng lại vừa tròn

"Thân em" là lời tự nhận của chính nhà thơ, cũng là tiếng thay lời của những người phụ nữ khác. Nghe tưởng chừng chỉ là lời giới thiệu nhưng sao lại phảng phất dư vị sót xa. Bởi trong ca dao dân gian thì "thân em" lại là một tiếng than, tiếng than thân trách phận:

                                      Thân em như trái bần trôi

                                  Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Hay

                                          Thân em như giếng giữa đàng
                            Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân
Chính vì số phận cuộc đời long đong, lận đận của mình nên thơ của bà cũng mang dư vị cuộc đời của chính mình, đau xót mà cũng chỉ biết than hai tiếng "thân em". Tiếp lời giới thiệu về "thân em", tác giả đã khẳng định người phụ nữ xưa là những người phụ nữ đẹp qua các hình ảnh  "trắng, tròn". Biện pháp tu từ ẩn dụ kết hợp cùng phép liệt kê đã kể ra những vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ xưa. Họ xinh  xắn, dịu dàng ,hiền thục và mang một tâm hồn trong trắng. Một vẻ đẹp cả hình thể lẫn tâm hồn như vậy thì họ xứng đáng nhận được một cuộc sống ấm êm ,hạnh phúc. Thế nhưng đó là trong tâm tưởng và sự khao khát tận đáy lòng mỗi người thôi còn thực tại thì lại tàn khốc:

                                         Bảy nổi ba chìm với nước non

Sử dụng chất liệu dân gian "bảy nổi ba chìm" để cho thấy được số phận, cuộc đời những người phụ nữ xinh đẹp ấy sẽ ra sao trong cái xã hội phong kiến này. Trong xã hội ấy, người phụ nữ phải tuân thủ tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức (cố vị giá tòng phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng tử). Sống tại gia thì phải nghe lời cha, tuân theo sự sắp xếp của cha mẹ. Xuất giá về nhà chồng như bát nước đổ đi, phải nghe theo chồng. Nếu chồng mất thì phải ở thế mà theo con trai. Cả cuộc đời họ cứ như vậy mà bị bó buộc trong gia đình, phải nghe theo sự sắp xếp của những người đàn ông, không được sống cho mình, yêu cho mình dù chỉ một giây một phút. Nếu dám dứt bỏ cái phong tục, cái quy định đó , dám phản kháng lại chính là sự ô uế đối với xã hội và sẽ bị cái xã hội phong kiến nam quyền, chuyên quyền, coi thường phụ nữ ấy dè bỉu và vùi dập. Thế nên cuộc đời người phụ nữ cứ mặc cho người đời, xã hội nhào nặn, dày vò:

                                    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

"Rắn nát" từ ghép mà hai tiếng đơn ghép lại đều mang một ý nghĩa, ý nghĩa đau lòng. Nó đã phần nào cho thấy được số phận của những người phụ  nữ trong xã hội sẽ phải sống ra sao.Đầy đau khổ và cô đơn. Như chính nữ sĩ của chúng ta vậy, dẫu xinh đẹp, gia thế đàng hoàng nhưng phải hai lần làm lẽ chịu phận lẽ mọn đơn côi " Mảnh tình san sẻ tí con con". " Với một người mạnh mẽ như Hồ Xuân Hương lẽ nào lại không phản kháng lại bất công ư? Có , có phản kháng nhưng lẻ loi, đơn độc một mình sao chống lại được cả một hủ tục đã có từ lâu đời, qua biết bao thê sheje đều ngấm vào trí óc cái tư tưởng trọng nam khinh nữ ấy nên đành phải  tùy cho số phận  " tay kẻ nặn". Mặc dầu là vậy nhưng không vì sự lận đận, chà đạp của cuộc đời mà những người phụ nữ đánh mất đị vẻ đẹp của mình:                 

                              Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Dù xã hội có tàn khốc , dù cuộc đời có sóng gió , gian nan đến đâu thì người phụ nữ vẫn rất thủy chung son sắt, một lòng thủy chung. Đặc biệt với từ ''son'' như một nhãn tự khẳng định chắc nịch cho vẻ đẹp nhân cách và đức hạnh của người phụ nữ.Câu thơ thể hiện niềm tự hào, biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương.

               Thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi, tác giả đã khẳnng định vẻ đẹp toàn diện của người phụ nữ xưa về cả hình thể lẫn phẩm chất. Dù rằng bất hạnh, đau khổ nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ thì luôn sáng rực dưới ánh sáng của phẩm chất và đạo đức. Bài thơ thể hiện sự đồng cảm và là tiếng nói bênh vực những người phụ nữ trong xã hội phong kiến của Hồ Xuân Hương. Ngày nay, chúng ta được sống một cuộc sống bình đẳng, công bằng và dân chủ nhưng vẫn còn đâu đó những hủ tục khắt khe, hà khắc với phụ nữ. Hãy lên án ,phê phán  những hủ tục đó và tạo nên một cuộc sống bình đẳng, hòa bình.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK