Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 Câu 1. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào...

Câu 1. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước? Câu 2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?

Câu hỏi :

Câu 1. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước? Câu 2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? Câu 3. Nêu những chuyển biến về kinh tế, chính trị của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức Mĩ trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX? Câu 4. Phân tích được tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thể ki XVIII-XIX? Câu 5. Liên hệ sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII XIX có ảnh hưởng đến hiện nay? ctrlhn+cảm ơn+5*

Lời giải 1 :

#thuanvu

1⇒ Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn trong việc chống nhất đất nước :

       -Năm 1777 , lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong

       -Năm 1785 , đánh tan quân Xiêm

       -Năm 1786 , lật đổ chính quyền chúa Trịnh 

       -Năm 1788 , Triều Lê sụp đổ . Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế

       -Năm 1789 , đại phá quân Thanh

2⇒ Nguyên nhân thắng lợi : Phong trào Tây Sơn dành được thắng lợi  trước hết là nhờ tinh thần yêu nước , sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của quân dân ta . Sự lãnh đạo tài tình , sáng suốt của Quang Trung - Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi

  ⇒ Ý nghĩa lịch sử : Phong trào Tây Sơn đã có nhiều đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc : lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn , Trịnh , xóa bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài , đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia . Đồng thời , phong trào này còn đánh tan các quộc xâm lược của quân Xiêm , quân Thanh , bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Tổ Quốc 

3⇒Những chuyển biến về kinh tế chính trị của ác nước Đế Quốc Anh , Pháp , Đức , Mĩ trong nhứng năm cuối thế kỉ XIX-dầu thế kỉ XX

→Anh :

* Kinh tế :

- Trước năm 1870 , Anh đứng đầu thế giớ về sản xuất  công nghiệp , nhưng từ sau 1870 , Anh mất dần vị trí trí và tụt xuống hàng thứ 3 thế giới ( sau Mĩ và Đức )

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản , thương mại và thuộc địa . Nhiều công ty đọc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời , chi phối toàn bộ nền kinh tế .

* Chính trị :

- Anh là nước quân chủ lập hiến , hai Đảng Bảo thủ và tự do thay nhau cầm quyền , bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản .

→ Pháp :

* Kinh tế ;

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.

* Chính trị 

- Sau năm 1870 , nền Cộng hòa thứ ba được thành lập , đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân , tích cực xâm lược thuộc địa

→ Đức :

* Kinh tế :

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.

* Chính trị : 
- Đức là đế quốc " trẻ " , khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn , nguyên liệu và thị trường . Những thữ=ứ này ở các  nước Châu Á , Châu Phi rất nhiều nhưng đã bị đế quốc " già "  (Anh,pháp) chiếm hết . Vì vậy ,Đức hung hãn đòi dùng vũ khí để chia lại thị trường thế giới.

→ Mĩ : 

* Kinh tế :

- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).

- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời như:

+ “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ.

+ “vua thép” Moóc-gan.

+ “vua ô tô” Pho,...

- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.
* Chính trị : 

- Mĩ theo chế độ cộng hòa , đứng đầu là Tổng Thống . Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền , thi hành chính sách đối nội , đối ngoại để phục vụ cho giai cấp tư sản .

4

⇒Tác động:

Sự phát triển của văn học, nghệ thuật đã góp phần lên án và vạch trần những tệ nạn bất công trong xã hội đương thời; thức tỉnh, khích lệ người dân nhất là người lao động nghèo khổ đấu tranh cho cuộc sống tự do, hạnh phúc.

 Văn học, nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX phản ánh chân thực thế giới tự nhiên - xã hội, đời sống và khát vọng của con người trong thời đại công nghiệp. Điều này đã tác động trực tiếp, hình thành quan điểm tư tưởng của tầng lớp tư sản, đồng thời cho thấy mặt trái của chủ nghĩa tư bản, góp tiếng nói bênh vực người nghèo khó.

 Nhiều tác phẩm tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh của nhân dân lao động chống lại áp bức, góp phần tạo nên những cải cách xã hội.



Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK