Trang chủ Sử & Địa Lớp 6 II. Tự luận Câu 1 : Điều kiện tự nhiên...

II. Tự luận Câu 1 : Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác so với Ai Cập và Lưỡng Hà? Câu 2 : Theo em, thành tựu nào của vă

Câu hỏi :

II. Tự luận Câu 1 : Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác so với Ai Cập và Lưỡng Hà? Câu 2 : Theo em, thành tựu nào của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII đã được truyền bá hoặc ảnh hưởng tới Việt Nam đến tận ngày nay. Câu 3 : Trình bày hiện tượng động đất (Khái niệm, nguyên nhân, hậu quả)? Câu 4 : a. Cho bảng số liệu sau: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 Tính nhiệt độ trung bình năm của trạm. b. Em hãy nêu ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống. Câu 5 : Trình bày những hiểu biết của em về tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp? Câu 6 : Những bằng chứng nào chứng tỏ chữ viết, văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc? Hiện nay ở Việt Nam có những công trình kiến trúc, điêu khắc nào chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ? Câu 7 . Trình bày tác động đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong quá trình tạo địa hình bề mặt Trái Đất. Câu 8 Dựa vào hình ảnh dưới đây, hãy xác định các địa mảng xô vào nhau.

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Giống nhau:

  • Ấn Độ, Ai Cập và Lưỡng Hà cả 3 đều nằm ở lưu vực các con sông lớn, nhiều phù sa, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

Khác nhau: ở vị trí địa lí:

  • Lưỡng Hà: 
    • +Nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phơ-rat ( Euphrates) và Ti-go-rơ.
    • +Là vùng bình nguyên
    • -Ai Cập: 
  • +Nằm ở phía đông bắc châu Phi, dọc hai bên bờ sông Nin
  • +hía bắc vùng hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung hải
  • +Phía nam là vùng Thượng Ai Cập với nhiều núi, đồi cát
  • +Phía tây và đông giáp sa mạc
  • Ấn Độ:
    • Ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông
    • Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a
    • Dãy Vin-di-a vùng Trung Ấn chia đia hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn

      Câu2:

    • -Một số thành tựu của Trung Quốc (từ thời cổ đại đến thế kỉ VII) được truyền bá đến Việt Nam:

      * Tư tưởng, tôn giáo

      - Học thuyết Nho gia (sau này phát triển thành Nho giáo):

      + Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm, gắn liền với cuộc chiến tranh xâm lược và đô hộ của các vương triều phong kiến Trung Quốc.

      + Ban đầu, Nho giáo tới Việt Nam theo phương thức cưỡng bức, áp đặt thông qua bộ máy cai trị và chính sách đồng hóa của các vương triều phong kiến phương Bắc.

      Chữ viết

      - Chữ Hán được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên.

      - Trong nhiều thế kỉ, chữ Hán được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng làm văn tự chính; được sử dụng trong:

      + Văn bản hành chính của quốc gia.

      + Ghi chép lịch sử, văn học...

      + Sử dụng trong thi – cử.

      - Trên cơ sở chữ Hán của Trung Quốc; người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm (dưới thời vua Quang Trung, chữ Nôm được nâng lên trở thành văn tự chính của quốc gia).

      Phong tục – tập quán:

      - Nhiều lễ tết quan trọng của người Việt, như: Tết Nguyên đán; tết Nguyên tiêu; tết Đoan Ngọ; Tết Trung Thu... đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.

      câu 3:

Núi lửa.

- Núi lửa là hình thức phun trào Mắc ma dưới sâu lên mặt đất.

+ Núi lửa đang phun hoặc mới phun là những núi lửa hoạt động.

+ Núi lửa ngừng phun đã lâu là nững núi lửa đã tắt.

- Dung nham núi lửa bị phân huỷ tạo thành lớp đất đá phì nhiêu rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ở những nơi này dân cư tập trung đông.

- Cấu tạo núi lửa: măcma, ống phun, miệng khói bụi, dung nham, miệng phụ

b) Động đất.

- Là hiện tượng rung chuyển lớp đất đá gần mặt đất.

- Để hạn chế thiệt hại do động đất:

+ Xây nhà chịu chấn động lớn

+ Nghiên cứu dự báo để sơ tán dân.

Kết luận: Núi lửa và động đất đều do nội lực sinh ra.

câu 4:

- Công thức: Nhiệt độ trung bình năm = Tổng nhiệt độ trung bình các tháng: 12 (0C).

- Áp dụng công thức, ta có:

Nhiệt độ trung bình năm = (25,8 + 26,7 + 27,9 + 28,9 + 28,3 + 27,5 + 27,1 + 27,1 + 26,8 + 26,7 + 26,4 + 25,7) : 12

= 324,9 : 12 = 27,0750C (Làm tròn thành 27,10C).

câu 5:

– Các thành bang ở Hy Lạp ra đời từ thế kỉ VIII đến hết thế kỉ VI TCN, trong đó lớn nhất là bang Xpác-ta và A-ten.

– Các bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, tiền tệ và thần bảo hộ riêng.

– Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước mỗi bang không giống nhau.

câu 6:

- Một số bằng chứng, chứng minh: chữ viết, văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc:

+ Về chữ viết: 

·         Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình. Ví dụ như: Người Khơ-me sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn; Người Môn sáng tạo ra chữ Môn cổ trên cơ sở chữ Pa-li.

 Người Việt kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc, trên cơ sở đó, tới khoảng thế kỉ XIII, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.

+ Về văn học:

·         Người Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ (tiêu biểu nhất là 2 bộ sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na) để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình, như: Phạ lắc – Phạ Lam (Lào); Ra-ma-kien (Thái Lan); Riêm Kê (Cam-pu-chia)….

·         Người Việt tiếp thu hệ thống văn chương (thể loại; chất liệu văn học…) của Trung Quốc.

 câu 7:

- Quá trình nội sinh làm các địa mảng di chuyển, có thể xô vào nhau tạo thành núi, hoặc tách xa nhau tạo thành núi lửa. Đồng thời, khi được nâng cao bởi quá trình nội sinh, núi cũng chịu tác động phá hủy của quá trình ngoại sinh. 

- Ở những vùng núi trẻ, tác động của nội sinh mạnh hơn nên núi vẫn tiếp tục được nâng cao.

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK