Trang chủ Khác Lớp 10 hãy viết một bài thơ nói về chiến thắng phong...

hãy viết một bài thơ nói về chiến thắng phong trào đấu tranh chống pháp trên tỉnh lâm đồng giai đoạn 1930-1945 câu hỏi 6453566

Câu hỏi :

hãy viết một bài thơ nói về chiến thắng phong trào đấu tranh chống pháp trên tỉnh lâm đồng giai đoạn 1930-1945

Lời giải 1 :

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên, nằm giữa các toạ độ: 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ bắc và 107˚45’ kinh độ đông, có diện tích 9.764,8km² chiếm khoảng 2,9% diện tích cả nước. Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận; phía tây giáp tỉnh Bình Phước; phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai; phía nam- đông nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc.

Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bố khá rõ ràng từ bắc xuống nam. Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1300m đến hơn 2000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m). Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500- 1000m). Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh- Bảo Lộc và bán bình nguyên có độ cao 100- 300m.

Lâm Đồng có diện tích đất chiếm 98% diện tích tự nhiên, tương đương 965.969 ha, bao gồm 8 nhóm đất trong đó có 2 nhóm chiếm diện tích tương đối lớn là đất xám (659.648 ha) và đất đỏ bazan (212.309 ha). Các loại đất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.

Trong tổng số diện tích đất tự nhiên của tỉnh, diện tích đất rừng chiếm trên 60%, bao gồm rừng tự nhiên (rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng hỗn giao) và rừng trồng. Lâm Đồng là một trong những tỉnh có hệ thực vật phong phú nhất ở Việt Nam với trên 2000 loài, trong đó có 20 loài cây quý thuộc 18 chi, 14 họ và 4 ngành. Đa số các loài cây quý hiếm như thông 2 lá dẹt, thông đỏ, bạch linh phân bố ở vùng sâu, vùng xa. Hệ động vật có 128 họ thuộc 38 bộ bao gồm các nhóm côn trùng, lưỡng thê, bò sát, chim và thú. Có một số loài đặc biệt quý hiếm và là một trong số rất ít nơi được coi là còn những cá thể cuối cùng của tê giác Java, bò xám, nai cà tong ở Việt Nam.

Bên cạnh tài nguyên rừng, Lâm Đồng là tỉnh có tiềm năng về khoáng sản. Đến nay đã phát hiện được 165 điểm khoáng sản, trong đó có 23 mỏ lớn, 3 mỏ vừa, 48 mỏ nhỏ và 91 điểm quặng. Các mỏ và điểm quặng được chia thành 7 nhóm: than, kim loại, không kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và bán quý, di thường phóng xạ, nước khoáng và nóng.

Là tỉnh có địa hình phức tạp và độ nghiêng lớn từ tây bắc xuống đông nam nên khí hậu Lâm Đồng có sự khác biệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình trong năm giao động từ 16˚ đến 23˚C, sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm ở từng khu vực không nhiều. Do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu ở Lâm Đồng có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa hàng năm phân bố không đều theo không gian và thời gian, giao động từ 1600- 2700mm.

Hệ thống sông, suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, có lưu vực nhỏ và nhiều ghềnh, thác ở thượng nguồn. Các sông lớn trong tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Ngoài nhà máy thuỷ điện Đa Nhim, Hàm Thuận- Đạ Mi, các nhà máy thuỷ điện Đại Ninh, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3 đang được xây dựng sẽ cung cấp sản lượng rất lớn cho hệ thống điện quốc gia. Mặt khác, do địa hình phức tạp nên Lâm Đồng còn có nhiều hồ nước nhân tạo phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau: cung cấp nước cho các nhà máy thuỷ điện; cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và những thắng cảnh nổi tiếng.

Nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và khí hậu ôn hoà nên Lâm Đồng còn có lợi thế về du lịch. Nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Xuân Hương, Hồ Đa Thiện, Khu du lịch Tuyền Lâm, Thác Prenn, Thác Đatanla (Đà Lạt), Khu du lịch Đankia- Suối vàng, Núi Bà (Lạc Dương), Thác Gougáh, Thác Pongour (Đức Trọng), Thác Voi (Lâm Hà), Thác Da Mbri (Bảo Lộc)… là những điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.

Về hành chính   

Cuối thế kỷ XIX vùng đất tỉnh Lâm Đồng hiện nay thuộc hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Năm 1893, bác sĩ Yersin phát hiện ra cao nguyên Lang Bian, đặt nền móng cho việc hình thành thành phố Đà Lạt sau này.

Ngày 1 tháng 11 năm 1899, Toàn quyền Paul Doumer ký Nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và hai trạm hành chính ở Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Bian. Năm Thành Thái thứ XVII (1905), bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, trực thuộc lại tỉnh Bình Thuận.

Ngày 6 tháng 1 năm 1916, Toàn quyền E. Roume ký Nghị định thành lập tỉnh Lang Bian bao gồm toàn bộ vùng rừng núi các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước hiện nay. Địa giới tỉnh Lang Bian gồm: phía bắc giáp sông Krông Knô, phía đông nam giáp sông Krông Pha (nay thuộc tỉnh Ninh Thuận), phía nam giáp sông Ca Giây một nhánh sông Phan Rí (nay thuộc tỉnh Bình Thuận), phía tây giáp biên giới Cam- pu- chia [1].

Ngày 20 tháng 4 năm 1916, Hội đồng nhiếp chính vua Duy Tân ra Dụ thành lập tại vùng Lang Bian trung tâm đô thị Đà Lạt. Chiếu dụ ngày 20 tháng 4 năm 1916, ngày 30 tháng 5 năm 1916, Khâm sứ J.E. Charles kýý Nghị định thành lập trung tâm đô thị Đà Lạt.

Chiếu dụ ngày 11 tháng 10 năm 1920, ngày 31 tháng 10 năm 1920, Toàn quyền Long ký Nghị định thành lập thị xã Đà Lạt [2]. Thị xã Đà Lạt là thị xã loại hai gồm có vùng nội ô và ngoại ô. Vùng ngoại ô gồm các làng mạc và đất đai nằm trên cao nguyên Lang Bian.

Phần đất còn lại của tỉnh Lang Bian mang tên tỉnh Đồng Nai Thượng gồm có 3 quận: B’lao, Djiring (Di Linh) và Dran.

Ngày 8 tháng 1 năm 1941, Toàn quyền Decoux ký Nghị định thành lập tỉnh Lang Bian, thị trưởng Đà Lạt kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Lang Bian.

Tháng 8 năm 1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời và Mặt trận Việt Minh tỉnh Lâm Viên và tỉnh Đồng Nai Thượng được thành lập.

Ngày 14 tháng 12 năm 1950, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung bộ Nguyễn Duy Trinh ký Quyết định đề nghị sáp nhập hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng.

Ngày 22 tháng 2 năm1951, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành Nghị định số 73-TTg hợp nhất 2 tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng.

Ngày 19 tháng 5 năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ra Nghị định số 170-NV đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng và Sắc lệnh số 26-NV thành lập tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng gồm có 2 quận B’lao, Di Linh, dời tỉnh lị từ Di Linh xuống B’lao (ngày 19 tháng 2 năm 1959 đổi tên thành Bảo Lộc). Tỉnh Tuyên Đức có 3 quận: Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, tỉnh lị đặt tại Đà Lạt. Riêng Đà lạt là đô thị trực thuộc Trung ương và sau này sáp nhập vào tỉnh Tuyên Đức trở thành một đơn vị hành chính: Đà Lạt- Tuyên Đức.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị quyết định Đà Lạt là thành phố trực thuộc Trung ương; sáp nhập các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Bình Thuận thành tỉnh Thuận Lâm, tỉnh lị đặt tại Phan Rang. Ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị quyết định điều chỉnh lại việc hợp nhất một số tỉnh từ khu VI trở vào thành những tỉnh mới.

Tháng 2 năm 1976, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam ra Nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam. Theo Nghị định này, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Tuyên Đức và thành phố Đà Lạt hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng.

Ngày 14 tháng 3 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 116-CP chia huyện Bảo Lộc thành 2 huyện: Bảo Lộc, Đạ Huoai; chia huyện Đơn Dương thành 2 huyện: Đơn Dương, Lạc Dương.

Ngày 6 tháng 6 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 68-HĐBT chia huyện Đạ Huoai thành 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

Ngày 24 tháng 10 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 157- HĐBT sáp nhập vùng kinh tế mới Hà Nội vào huyện Đức Trọng, chia huyện Đức Trọng thành 2 huyện: Đức Trọng, Lâm Hà.

Ngày 11 tháng 7 năm 1994, Chính phủ ra Quyết định số 65-CP chia huyện Bảo Lộc thành thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.

Ngày 17 tháng 11 năm 2004, Chính phủ ra Nghị định số 189/2004/NĐ-CP  thành lập huyện Đam Rông.

Đến ngày 31 tháng 12 năm 2004 tỉnh Lâm Đồng có thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và 10 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

Dân tộc, dân cư

Lâm Đồng là một tỉnh hỗn hợp dân cư, dân tộc. Hiện nay, toàn tỉnh có gần 40 dân tộc cư trú bao gồm các dân tộc bản địa như CơHo, Mạ, Churu, M’Nông, Raglai, STiêng…và các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc như Hoa, Tày, Nùng, Thái, Mường… Mỗi dân tộc có nguồn gốc, lịch sử định cư, trình độ phát triển kinh- tế xã hội, đặc điểm văn hoá khác nhau.

Các dân tộc thiểu số bản địa cư trú rải rác khắp các địa bàn, nhất là vùng sâu, vùng xa. Dân tộc CơHo tập trung nhiều ở Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương, Đam Rông. Dân tộc Mạ cư trú trong vùng thượng lưu sông Đồng Nai thuộc các huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lâm. Dân tộc Chu Ru tập trung ở huyện Đơn Dương, Đức Trọng. Dân tộc M’Nông cư trú ở huyện Lâm Hà, Lạc Dương, Đam Rông. Các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc di cư vào năm 1954 tập trung chủ yếu ở Đức Trọng và số di dân tự do đến sau năm 1975 sống xen kẽ ở các địa bàn.

Trên 100 năm hình thành và phát triển, dân số Lâm Đồng tăng rất nhanh. Năm 1936 có 60.000 người, năm 1955 có 128.194 người, năm 1975 có 326.514 người, năm 1989 có 639.226 người và đến nay có trên 1.100.000 người, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 23%. Sự gia tăng dân số, chủ yếu là người kinh qua các đợt di cư gắn liền với những biến động lớn về chính trị- xã hội của đất nước.

Đợt di chuyển đầu tiên của người kinh bắt đầu khi Toàn quyền Pháp quyết định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và xây dựng Đà Lạt thành nơi nghỉ dưỡng. Người kinh được đưa đến Lâm Đồng để phục vụ việc mở đường giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai hoang lập đồn điền chè, cà phê, trồng rau.

Đợt di dân lớn thứ 2 diễn ra trong giai đoạn 1954- 1975. Đó là những đồng bào theo đạo công giáo và gia đình quân nhân bị dụ dỗ, cưỡng ép di dân vào Nam sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết. Những năm sau đó, do sự khủng bố, đàn áp của chính quyền Sài Gòn nên hàng chục ngàn đồng bào các tỉnh ven biển miền Trung đến tỉnh Lâm Đồng làm ăn sinh sống.

Đợt di dân lớn thứ 3 diễn ra từ năm 1975 đến nay với tốc độ khá nhanh. Động lực chính của cuộc di dân này là chiến lược điều chỉnh lao động, dân cư, phát triển kinh tế- xã hội vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Sự gia tăng dân số chủ yếu bằng 2 nguồn: di dân theo kế hoạch và di dân tự do.

Lâm Đồng là một tỉnh nhiều thành phần dân tộc nhưng không có sự áp đặt giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số. Cư dân đến Lâm Đồng từ nhiều địa phương, nhiều vùng, nhiều thời kỳ khác nhau nhưng đã đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Mỗi địa phương, mỗi vùng đều có những nét văn hoá riêng nên khi đến sống xen cư, xen canh đã tạo nên một đời sống văn hoá phong phú, đa dạng, khác với văn hoá truyền thống vùng đồng bằng Bắc bộ và miền Trung.

Một đặc điểm đáng lưu ý là cư dân đến Lâm Đồng trước năm 1975 phần lớn là người lao động, vì bị áp bức, bóc lột, không thể nào sống được ở quê nhà nên phải tha phương cầu thực. Họ rất cần cù lao động, chất phác, thật thà và có tinh thần đấu tranh chống thực dân, phong kiến. Khi đến Lâm Đồng làm ăn, sinh sống họ đều mang theo truyền thống cách mạng của quê hương, thường xuyên liên lạc với quê nhà nên tin tức về phong trào cách mạng ở khắp nơi đều được thông tin đến kịp thời.

Mặt khác, cư dân ở Lâm Đồng trong các thời kỳ cách mạng cũng không ổn định, có người đến ở lại lâu dài, có người đến một thời gian lại đi nơi khác hoặc trở về quê cũ. Nguyên nhân của hiện tượng đó là do những biến động của tình hình chính trị, do công việc làm ăn hay tình cảm quyến luyến với quê hương. Hiện tượng đó có ảnh hưởng rất lớn đến phong trào cách mạng ở Lâm Đồng vì một số cán bộ, đảng viên, cơ sở cách mạng lúc đến, lúc đi, bị trục xuất hay đưa về quản thúc tại quê nhà.

Gắn liền với quá trình xâm lược, khai thác kinh tế của thực dân Pháp, ở Lâm Đồng đã xuất hiện 5 giai cấp: giai cấp tư sản thực dân; giai cấp tư sản Việt Nam; giai cấp tiểu tư sản; giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

Giai cấp tư sản thực dân hình thành từ khi có chính quyền thực dân Pháp ở Lâm Đồng và kinh doanh các ngành: công nghiệp, thầu xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ (khách sạn), nông nghiệp (đồn điền chè, cà phê, chăn nuôi). Được chính quyền Pháp che chở, giai cấp tư sản thực dân không những bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động về mặt kinh tế mà còn áp bức về chính trị.

Giai cấp tư sản Việt Nam ở Lâm Đồng hình thành cuối những năm 20 của thế kỷ XX gồm một số nhà thầu, nhà buôn, chủ đồn điền nhỏ. Số lượng công nhân làm công cho tư sản Việt Nam không nhiều và mâu thuẫn giữa họ với giai cấp công nhân chưa gay gắt. Tuy bị thực dân Pháp chèn ép nên phát triển chậm và hay thua lỗ nhưng họ phản ứng yếu ớt.

Giai cấp tiểu tư sản ở Lâm Đồng gồm có tiểu thương, tiểu chủ, công chức, trí thức. Phần lớn giai cấp tiểu tư sản đều bị thực dân Pháp bóc lột, áp bức, chèn ép nên họ có tinh thần yêu nước, liên tục đấu tranh đòi giảm thuế, chống phạt vạ, tích cực tham gia phong trào Mặt trận dân chủ và cách mạng Tháng 8 năm 1945. Nhiều công chức, trí thức sau này đã trở thành cán bộ, đảng viên.

Giai cấp công nhân Lâm Đồng ra đời cùng một lúc với giai cấp tư sản thực dân Pháp và trước giai cấp tư sản Việt Nam ở Lâm Đồng. Giai cấp công nhân có số lượng tương đối đông nằm trong các ngành công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp và nông nghiệp (đồn điền). Họ bị chủ tư bản và chính quyền Pháp bóc lột về kinh tế và khinh miệt, áp bức về chính trị, nên đã đoàn kết đấu tranh đòi dân sinh dân chủ. Đặc biệt từ khi có Đảng cộng sản trực tiếp giáo dục và lãnh đạo thì ý thức giai cấp và tinh thần đấu tranh được tăng lên gấp bội.

Giai cấp nông dân Lâm Đồng hầu hết từ các địa phương khác đến làm ăn sinh sống. Họ là những người bị áp bức bóc lột, sưu cao thuế nặng nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Cũng như giai cấp công nhân, giai cấp nông dân Lâm Đồng có tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng và có quan hệ mật thiết với quê nhà. Vì vậy, từ những năm đầu của thế kỷ XX, khi phong trào công nhân và phong trào yêu nước có chuyển biến mới, giai cấp nông dân Lâm Đồng đã trở thành một lực lượng cách mạng to lớn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK