cứuuuuuuuuuuuuuuuuuuu
Câu 24: A
Câu 25:C
Câu 26:D
Câu 27: A
Câu 28: B
Câu 29: D
Câu 30: C
Phần Tự Luận :
Câu 1 :
Để tăng độ phì trong đất, con người đã tác động đến đất bằng nhiều hình thức khác nhau như:
- Biện pháp kĩ thuật: bón phân, thuốc hoá học đúng quy định, khuyến khích sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh,...
- Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế quá trình xói mòn, rửa trôi đất.
- Canh tác luân canh.
- Cải tạo đất bằng việc trồng các cây họ đậu,...
Câu 2 :
- Khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng,...) ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật. Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn sinh thái nhất định.
+ Nhiệt độ tác động đến các quá trình sinh trưởng, phát triển (nảy mâm, ra hoa, sinh sản,...) và quy định vùng phân bồ của sinh vật.
+ Ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng chính cho mọi sự sống trên Trái Đất. Ánh sáng tác động đến quá trình quang hợp của cây xanh, đến khả năng định hướng và sinh sản của động vật.
- Nước và độ ẩm không khí:
+ Là nguyên liệu cho cây quang hợp.
+ Là môi trường sống của nhiều loài sinh vật
+ Là phương tiện vận chuyển, trao đổi khoáng và chất hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật.
+ Những nơi có nguồn nước dồi dào, sinh vật rất phát triển. Những vùng hoang mạc khô cằn, sinh vật có số lượng rất ít. Tuy nhiên, nhu cầu về nước và độ ẩm không khí của các loài sinh vật không giống nhau, có loài ưa ẩm và loài ưa khô.
- Đất:
+ Là môi trường sống, là nguồn dinh dưỡng phong phú cho nhiều loài sinh vật.
* Vừa là giá thể cho cây, vừa cung cấp nước, khoáng, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
* Môi trường sống của nhiều loài vi sinh vật và động vật, nhiều loài thường ở trong đất để tránh các điều kiện sống không thuận lợi.
+ Cấu trúc của đất, độ phì, độ pH của đất có vai trò quan trọng đến sự phát triển và phân bố của thực vật, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật.
- Địa hình
+ Do điều kiện nhiệt ẩm thay đổi theo độ cao nên các kiểu thảm thực vật cũng thay đổi. Càng lên cao, các loài cây chịu lạnh càng nhiều, các loài cây gỗ lớn càng thưa.
+ Hướng sườn và độ dốc khác nhau cũng gây nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.
- Sinh vật
+ Các sinh vật cùng sống trong môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện qua chuỗi thức ăn - lưới thức ăn và nơi cư trú.
* Có nhiều loài động vật ăn thực vật nhưng chúng cũng là thức ăn của những loài động vật ăn thịt.
* Sau cùng, các loài sinh vật khi chết đi sẽ được sinh vật phân huỷ trở thành vật chất hữu cơ cung cấp trả lại cho đất.
+ Nơi nào có thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
- Con người: có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất.
+ Tích cực: Con người có thể tạo nên các giống loài mới, mở rộng phạm vi phân bố của các loài.
+ Tiêu cực: Con người cũng có thể làm thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật nếu hoạt động khai thác không hợp lí, phá rừng, thu hẹp diện tích rừng tự nhiên.
Câu 3 :
Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :
1. Đá mẹ
- Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).
- Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
2. Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp:
+ Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.
+ Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
- Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu sinh vật đất.
3. Sinh vật
- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.
- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).
4. Địa hình
- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.
- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
- Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.
- Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
- Các vùng tuổi đất:
+ Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
+ Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.
6. Con người
- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK