Đột biến cấu trúc NST gồm những dạng
* Mất đoạn:
- NST bị mất đi một đoạn làm giảm số lượng gen trên NST.
- Hậu quả: thường gây chết.
* Lặp đoạn:
- Một đoạn của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần làm tăng số lượng gen trên NST.
- Hậu quả:
+ Làm tăng số lượng gen trên NST nên làm tăng hoặc giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng.
+ Làm mất cân bằng gen trong hệ gen có thể có hại cho cơ thể.
+ Trong thực tế, ở một số trường hợp đột biến lặp đoạn có lợi.
*Đảo đoạn:
- Một đoạn NST đứt ra rồi quay đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi vị trí gen trên NST.
- Hậu quả: có thể gây hại, giảm khả năng sinh sản. - Ví dụ: Ở nhiều loài muỗi đảo đoạn tạo loài mới.
*Chuyển đoạn:
- Trao đổi đoạn trên cùng một NST hoặc giữa các NST không tương đồng.
- Hậu quả: giảm khả năng sinh sản.
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. Hãy khám phá và hiểu biết sâu sắc về sự sống xung quanh chúng ta!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK