Trang chủ Địa Lý Lớp 10 Tại sao trên thế giới có sự phân bố sinh...

Tại sao trên thế giới có sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao ? Hãy chứng minh rằng ở nước ta cũng có sự phân bố đất theo độ cao ?

Câu hỏi :

Tại sao trên thế giới có sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao ? Hãy chứng minh rằng ở nước ta cũng có sự phân bố đất theo độ cao ?

Lời giải 1 :

*Nguyên nhân của sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao :

- Sự phân bố sinh vật và đát theo độ cao phụ thuộc nhiều vào khí hậu, đặc biệt là chế độ nhiệt và ẩm.

+ Các yếu tố khí hậu (nhiệt và ẩm) ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua các quá trình phong hoá đá. Khí hậu ảnh huogử gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật.

+ Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

  - Chế độ nhiệt và ẩm có sự thay đổi theo độ cao, do đó đã tạo nên các vành đai đất và sinh vật theo độ cao.

  + Càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh. Trong, tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6độ C

  + Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều sẽ không còn mưa.

    _Các hướng sườn khác nhau, lượng nhiệt, ẩm và ánh sáng nhận được có sự khác nhau nên ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật, từ đó ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành đất.

    *Sự phân bố đất theo độ cao ở nước ta :

    _Độ cao trung bình dưới 600-700m ở miền Bắc và 900-1000m ở miền Nam chủ yếu là đất feralit (chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước)

    _Độ cao từ 600-700m đến 1600-1700m, có đất mùn vàng đỏ trên núi (đất mùn feralit)

    _Độ cao trên 1600-1700 là đất mùn thô trên núi cao (đất mùn alit trên núi cao)

@nhungoc111

Chúc bạn học tốt!

Lời giải 2 :

`color{#f66666}{\fr{_mthu}}`

`-` Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao trên thế giới và ở Việt Nam có nguyên nhân chủ yếu từ sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm. Cụ thể, ở vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, trong khi độ ẩm không khí lại tăng lên đến một độ cao nào đó rồi mới giảm. Sự thay đổi này tạo nên sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao.

`-` Ở Việt Nam, sự phân bố đất theo độ cao cũng tuân theo quy luật tương tự.

`->` Ví dụ : ở độ cao từ `600-700m` đến `1600-1700m`, có đất feralit có mùn với đặc tính chua, quá trình phong hóa yếu nên tầng đất mỏng. Ở độ cao trên `1600-1700m`, quá trình feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn.

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK