so sánh cuộc cải cách của vua Lê Tánh Tông và Minh Mạng
* Giống nhau
+ Chia nhỏ đất nước để dễ quản lý.
+ Vua là người trực tiếp điều khiển
* Khác nhau
- Cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng
+ Cải cách hành chính là trọng tâm trong công cuộc cải cách của vua Minh Mạng. Ông chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hành của triều đình. Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn giữ như cũ.
+ Ở trung ương, vua Minh Mạng là tiến hành cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện. Vua Minh Mạng cũng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của Đô sát viện và lục Khoa.
+ Ở địa phương, cải cách quan trọng nhất là về hành chính, đặc biệt là chia đất nước thành các tỉnh.
- Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông
+ Vua trực tiếp điều khiển triều đình, bãi bỏ một số chức quan không cần thiết.
+ Tổ chức chọn bộ máy quan lại bằng chế độ khoa cử nhằm hạn chế sự thao túng quyền lực của các công thần.
+ Ở các địa phương đặt các chức Tống binh, Đô ty quản lí.
+ Cả nước chia thành 13 đạo cùng hệ thống cơ quan chuyên trách.
+ Ra lệnh các thừa tuyền vẽ bản đồ gửi về bộ Hộ.
Tóm tắt nội dung hai cuộc cải cách
- vua Lê Thánh Tông:
+Ở Trung ương, chức Tể tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ.
+Vua trực tiếp quyết định mọi việc.
+Bên dưới là 6 bộ. Các cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn. +Dưới đạo là các phủ, huyện, châu như cũ. Người đứng đầuxã là xã trưởng do dân bầu.
vua Minh Mạng:
Vua Minh Mạng quyết định bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗitỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hànhcủa Triều đình. Các phủ, huyện, châu, tổng, xã đều được giữ như cũ.
2. Điểm giống nhau của hai cuộc cải cách
- Đều diễn ra trong bối cảnh đất nước sau một thời gian dài bị chiến tranh, khủnghoảng, bộ máy hành chính yếu kém về mọi mặt.
+Để nâng cao hiệu lực, hiệu quảhoạt động của bộ máy hành chính hai ông đã kiên quyết cải cách hành chính và coi đây là điều kiện tiên quyết để đưa đất nước phát triển và thực hiện các cuộc cải cách khác.
- Hai cuộc cải cách đều chủ trương xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền mạnh, tăng cường quyền lực vào tay nhà vua.
+Nhà nước được tổ chức một cách thống nhất từ trung ương đến địa phương.
+Trong bộ máy ấy vai trò của nhà nước trung ương rất lớn, chi phối mạnh mẽ chính quyền địa phương.
+ Chú trọng xây dựng bộ máy hành chính nhà nước gọn nhẹ, được tổ chức chặt chẽ và có tính thống nhất cao.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK