Đánh giá ý nghĩa , bài học kinh nghiệm ,giá trị của một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử việt nam ( trước 1848)
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Như vậy, trong lịch sử dân tộc đã có rất nhiều cuộc cải cách được tiến hành và mỗi cuộc cải cách đều có sứ mệnh lịch sử riêng, bởi đây là nhu cầu thiết yếu của mỗi giai đoạn lịch sử. Mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử đều có những bối cảnh khác nhau, những yêu cầu quản lý khác nhau đòi hỏi những mục tiêu và biện pháp cải cách đặc thù, phù hợp và đều hướng tới mong muốn chung là làm sao cho đất nước phồn thịnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Dù được nhìn nhận ở góc độ nào thì giá trị trường tồn của những cuộc cải cách đó với những bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra vẫn luôn được kế thừa, vận dụng và phát huy trong quá trình cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, thể hiện ở những nội dung sau:
Một là, đổi mới tư duy, có tầm nhìn chiến lược trên cơ sở nắm bắt những ưu điểm, hạn chế, thời cơ và thách thức để thực hiện những biện pháp đổi mới trong cải cách hành chính Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cũng là những thời cơ to lớn đó là tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự bùng nổ thông tin, quá trình dân chủ hóa, và nắm bắt thuận lợi, thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, nhất là tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu…
Trong những năm tới, tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với nền hành chính, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy; có quyết tâm chính trị cao; dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình; chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống; nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, tạo thế và lực cho nền hành chính thống nhất từ trung ương tới địa phương, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả đưa đất nước vững bước tiến lên, phát triển nhanh và bền vững.
Phan Châu Trinh với chủ trương nổi tiếng đầu thế kỷ XX của ông (Ảnh tư liệu)
Hai là, cần phát huy mạnh mẽ vai trò người đứng đầu trong cải cách hành chính. Trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính có trách nhiệm nêu gương; trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp công tác cải cách hành chính; trách nhiệm trong việc xử lý các khuyết điểm, hạn chế trong công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Ba là, cải cách từ con người và vì con người. Mục tiêu của các cuộc cải cách hành chính đều hướng tới một nhà nước của dân, do dân, vì dân, bảo đảm sự bình an, hạnh phúc cho xã hội. Đây thực sự là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả cải cách hành chính cũng như hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nền hành chính.
Bốn là, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Cải cách hành chính được nhìn nhận sự thành công nếu hội tụ các yếu tố: 1) Sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo; 2) Chú trọng khâu “đột phá”; 3) Tăng cường thanh tra, kiểm tra. Thông qua công tác kiểm tra để kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý những vướng mắc hoặc sai sót trong thực hiện nhiệm vụ được giao, ghi nhận và biểu dương những sáng kiến cải cách hành chính, đồng thời xử lý nghiêm những vi phạm.
Ngày nay, trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; xây dựng và vận hành Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, đồng hành cùng doanh nghiệp, việc tiếp tục nghiên cứu và vận dụng, kế thừa những bài học kinh nghiệm quý báu từ các cuộc cải cách trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước vẫn luôn là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa rất quan trọng.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK