Trang chủ Tin Học Lớp 11 Bài 22: Câu 1: Nếu sử dụng thuật toán sắp...

Bài 22: Câu 1: Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy số 8, 22, 7, 19, 5 theo thứ tự tăng dần thì số lần thực hiện thao tác hoán đổi giá trị trong

Câu hỏi :

Bài 22:

Câu 1: Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy số 8, 22, 7, 19, 5 theo thứ tự tăng dần thì số lần thực hiện thao tác hoán đổi giá trị trong vòng lặp thứ nhất là:

·       A.2.

  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 2: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách nào?

  • A. Thay thế.
  • B. Thay đổi.

·       C. Hoán đổi.

  • D. Cả A, B và C.

Câu 3: Sau vòng lặp thứ nhất của thuật toán sắp xếp chọn, phương án nào đúng?

·       A. Phần tử có giá trị nhỏ nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy.

  • B. Phần tử có giá trị lớn nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy.
  • C. Các phần tử liền kề được hoán đổi.
  • D. Phần tử có giá trị nhỏ nhất sẽ đổi vị trí cho phần tử cuối dãy.

Câu 4: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách hoán đổi các phần tử liền kề bao nhiêu lần?

  • A. Một lần.
  • B. Hai lần.
  • C. Mười lần.

·       D. Nhiều lần.

Câu 5: Tìm phần tử nhỏ nhất trong dãy và đổi chỗ phần tử này với phần tử đầu tiên của dãy chưa được sắp xếp là ý tưởng của thuật toán nào?

  • A. Nỗi bọt. 

·       B. Chọn.

Câu 6: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt, ta thực hiện hoán đổi giá trị các phần tử liền kề khi nào?

  • A. Giá trị của chúng tăng.
  • B. Giá trị của chúng giảm.

·       C. Giá trị của chúng không đúng thứ tự.

  • D. Giá trị của chúng không bằng nhau.

Câu 7: Hoán đổi vị trí hai phần tử liên tiếp khi chúng không đúng thứ tự là cách sắp xếp của thuật toán nào?

·       A. Nỗi bọt. 

  • B. Chọn.

Câu 8: Các nhiệm vụ để thực hiện việc sắp xếp gồm:

  • A. So sánh.
  • B. Đổi chỗ.

·       C. So sánh và đổi chỗ.

  • D. Đổi chỗ và xoá.

Câu 9: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt thì dấu hiệu để biết dãy chưa sắp xếp xong là gì?

·       A. Vẫn còn cặp phần tử liền kế không đúng thứ tự mong muốn.

  • B. Dãy chưa được sắp xếp tăng dần.
  • C. Dãy chưa được sắp xếp giảm dần.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 10: Cho dãy số: 15, 1, 31, 9, 78, 42. Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy trên tăng dần thì sau bao nhiêu lượt đổi chỗ thì thuật toán kết thúc?

  • A. 2
  • B. 3

·       C. 4

  • D. 5

Câu 11: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi nào?

  • A. Khi các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn.
  • B. Không còn bất kì cặp liền kề trái thứ tự mong muốn.
  • C. Không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.

·       D. Cả A, B và C.

Câu 12: Cho dãy số: 6, 4, 5, 3. Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy tăng dần thì sau bao nhiêu vòng lặp thì thuật toán kết thúc?

  • A. 2
  • B. 3

·       C. 4

  • D. 5

Câu 13: Cho dãy số sau: 15, 20, 10, 18.

Bạn Minh sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy số tăng dần. Mỗi vòng lặp sẽ duyệt từ phần tử cuối đến phần tử đầu tiên. Em hãy chọn phương án mô tả đúng dãy số sắp xếp sau mỗi vòng lặp.

 

  • A. 15, 20, 10, 18 - 10, 15, 18, 20 - 10, 15, 18, 20
  • B. 15, 20, 10, 18 - 10, 20, 15, 18 - 10, 15, 20, 18 - 10, 15, 18, 20.
  • C. 15,20, 10, 18 - 15, 10, 20, 18 - 10, 15, 18, 20.

·       D. 15, 20, 10, 18 - 10, 15, 20, 18 - 10, 15, 18, 20.

Câu 14: Thuật toán sắp xếp nổi chọn xét từng vị trí phần tử từ:

·       A. Đầu đến cuối

  • B. Cuối đến đầu
  • C. Giữa đến đầu
  • D. Giữa đến cuối

Câu 15: Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy số 8, 22, 7, 19, 5 theo thứ tự tăng dần thì số lần thực hiện thao tác hoán đổi giá trị trong vòng lặp thứ nhất là:

·       A.2.

  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 16: Tại sao chúng ta chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn?

  • A. Để thay đổi đầu vào của bài toán.
  • B. Để thay đổi yêu cầu đầu ra của bài toán.

·       C. Để bài toán dễ giải quyết hơn.

  • D. Để bài toán khó giải quyết hơn.

Câu 17: Dùng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp một dãy số tăng dần. Mỗi vòng lặp sẽ duyệt các phần tử từ cuối danh sách đến đầu danh sách. Kết thúc vòng lặp thứ nhát, phần tử đầu tiên sẽ có giá trị:

·       A. Nhỏ nhất trong dãy số.

  • C. Không thay đổi.
  • B. Lớn nhất trong dãy só.
  • D. Bằng giá trị của phần tử liền trước.

Câu 18: Mô tả thuật toán sắp xếp chọn bằng ngôn ngữ tự nhiên gồm có mấy bước?

  • A. 2
  • B. 3

·       C. 4

  • D. 5

Câu 19: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi nào?

  • A. Khi các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn.
  • B. Không còn bất kì cặp liền kề trái thứ tự mong muốn.
  • C. Không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.

·       D. Cả A, B và C.

Câu 20: Hoán đổi vị trí hai phần tử liên tiếp khi chúng không đúng thứ tự là cách sắp xếp của thuật toán nào?

·       A. Nổi bọt.

  • B. Chọn.

Lời giải 1 :

Đáp án: A

 Giải thích các bước giải: Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy số 8, 22, 7, 19, 5 theo thứ tự tăng dần thì số lần thực hiện thao tác hoán đổi giá trị trong vòng lặp thứ nhất là: 8 < 22 nên không hoán đổi. Vì 8 > 7 nên hoán đổi vị trí.

2-C                      7-A                        12- C                                    17-A

3-A                      8-C                        13-  D                                    18-C

4-D                      9-A                       14-  A                                    19-D

5-B                      10-C                       15-  A                                    20-A

6-C                      11-C                       16- C

 

Bạn có biết?

Tin học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng. Tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin. Hãy tận dụng sức mạnh của tin học để giải quyết các vấn đề và sáng tạo ra những giải pháp mới!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK