Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Tuor Dé só 3 PHÂN – Đọc truyện sau và...

Tuor Dé só 3 PHÂN – Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông do học, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tải nhợt,

Câu hỏi :

Làm hộ mình với ạ cần gấp

image

Tuor Dé só 3 PHÂN – Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông do học, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tải nhợt,

Lời giải 1 :

câu 1:

- Ngôi kể : ngôi ba: người kể xưng tôi

- Tác dụng: Giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật, giúp người đọc như được hoà mình vào câu chuyện, cảm nhận câu chuyện tở nên sâu sắc hơn...

Câu 2:

-Người ăn xin và cậu bé đã dành cho nhau cách cư xử thể hiện sự cảm thông, sự chia sẻ mạnh mẽ, sự đồng cảm và tôn trọng lẫn nhau,...

-Cách cư xử thể hiện qua các từ ngữ là: 

    + Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

    + Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

    + Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Câu 3: 

- Câu văn đã sử dụng biện pháp tu từ: liệt kê

- Giá trị: nhấn mạnh đầy đủ toàn diện về ngoại hình của ông lão ăn xin, ngoài ra cũng thể hiện thái độ xót thương và đồng cảm về hoàn cảnh của ông lão...

Câu 4:

-Ông lão ăn xin ở câu chuyện trên vẫn nở nụ cười ngay cả khi nhận vật tôi "không có gì cho ông cả" vì: Nhân vật tôi tuy không có một thứ vật chất gì trên người có thể cho ông nhưng thứ mà nhân vật tôi cho ông chính là sự quan tâm, đồng cảm sâu sắc, sự sẻ chia mà không phải ai cũng có. Thứ ông lão ăn xin nhận được từ nhân vật tôi còn là sự ấm áp tình người, khiến cho trái tim lạnh giá ấy trở nên ấm nóng hơn,....

Câu 5: 

- theo em, "cái gì đó" mà mỗi người họ nhận được là: sự ấm áp lòng người, sự quan tâm, chia sẻ, và còn là sự đồng cảm sâu sắc,...

- Bài học rút ra: trong cuộc sống cần phải có lòng thương người, biết chia sẻ, đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, và còn cần phải biết tôn trọng, yêu thương họ,...

Cho mik xin 5* + cảm ơn+ câu trả lời hay nhất được không ạ...

Lời giải 2 :

`1.`

- Truyện được kể ở ngôi thứ nhất 

- Tác dụng: giúp câu chuyện được kể trở nên chân thực; giúp nhân vật dễ dàng bộc lộ tình cảm, cảm xúc từ đó làm cho người đọc hiểu được nội tâm nhân vật

`2.`

- Người ăn xin và cậu bé đã dành cho nhau cách ứng xử: lịch sự, chân thành, biết giúp đỡ và cảm thông với người khác

- Cách ứng xử đó thể hiện qua những từ ngữ:

$*$ Người ăn xin

+ nhìn chăm chăm, đôi môi nở nụ cười

+ Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi

$*$ Nhân vật "tôi"

+ lục hết túi nọ đến túi kia

+ bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông

+ xin ông đừng giận

`3.`

- Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ: liệt kê: đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi

`->` Giá trị của biện pháp tu từ này trong việc thể hiện nội dung: làm nổi bật sự đáng thương của ông lão ăn xin. Đồng thời, thể hiện thái độ xót thương  của người kể đối với ông lão.

`4.`

- Ông lão ăn xin ở câu chuyện vẫn nở một nụ cười ngay cả khi nhân vật tôi "không có gì cho ông cả" vì: tuy nhân vật tôi không có tiền cho ông lão nhưng đã đối xử, trò chuyện với ông lão ăn xin như một người bình thường, không khinh miệt, coi thường người ăn xin như lão. Chính hành động, cách ứng xử ấy của nhân vật "tôi" mà ông lão cảm thấy mình đã nhận được sự tôn trọng. Vì thế, ông vẫn nở một nụ cười ngay cả khi nhân vật tôi "không có gì cho ông cả"

`5.`

- Theo em, "cái đó" mà mỗi người được nhận là: đối với nhân vật "tôi", "cái đó" là sự cảm thông của ông lão khi ông thấy cậu đã cố gắng lục lọi để cho ông tiền và thông qua hành động, cách ứng xử đầy lịch sự, tôn trọng ông của cậu. Còn đối với ông lão ăn xin, "cái đó" là sự tôn trọng, thái độ chân thành của "tôi" dành cho ông. Tôn trọng và chân thành là những thứ tình cảm, thái độ mà không phải tất cả mọi người đều đối xử khi gặp những người hành khất. Bởi thế mà với một người ăn xin như ông lão, dù không nhận được gì về vật chất nhưng ông đã cảm nhận được những tình cảm vô cùng chân thành đến từ nhân vật "tôi".

- Bài học em rút ra từ câu chuyện trên: Hãy luôn giúp đỡ người khác, giữ cho mình trái tim, tấm lòng nhân ái, biết yêu thương người khác. Đồng thời, không nên khinh miệt hay coi thường người khác. Miễn là họ không làm những việc phạm pháp, xấu xa thì tất cả mọi người, dù có địa vị ra sao trong xã hội có quyền được tôn trọng, đối xử bình đẳng.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK