Đọc đoạn trích văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“…Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường. Bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn, nối tiếp bời bời
trong đầu óc ông lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi
bây giờ?…
Thật là tuyệt đường sinh sống! Mà không một gì cái đất Thắng này. Ở Đài, ở Nhã Nam, ở Bố Hạ,
Cao Thượng… đâu đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính
sách Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu.
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội
lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng?…
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó
theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ…
Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây.”
(Làng - Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, tr.169, Nxb Giáo dục, 2021)
Câu 1: (0.5 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm có chứa đoạn trích trên.
Câu 2: (0.5 điểm) Các câu: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…”; “Hay là quay về làng? ...”
mang đặc điểm của hình thức ngôn ngữ nào?
Câu 3: (0.5 điểm) Khi xây dựng nhân vật ông Hai, tác giả luôn để ông hướng về làng Chợ Dầu
với tình yêu tha thiết. Vậy tại sao tác giả không đặt tên truyện ngắn là “Làng Chợ Dầu”?
Câu 4: (0.5 điểm) Trong chương trình Ngữ văn THCS, cũng có một tác phẩm viết về nỗi đau khổ
của người nông dân khi rơi vào tình cảnh “tuyệt đường sinh sống”. Đó là tác phẩm nào? Tác giả
là ai?
𝚁𝚞𝚋𝚢
Câu `1:`
`-` Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ `1948.`
Câu `2:`
`-` Câu: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…” mang đặc điểm của hình thức ngôn ngữ đối thoại.
`@` Giải thích: Câu trên là lời nói của người đàn bà tản cư.
`-` Câu: “Hay là quay về làng? ...” mang đặc điểm của hình thức ngôn ngữ đọc thoại nội tâm.
`@` Giải thích: Câu trên là suy nghĩ của ông Hai khi nghĩ lại lời nói của người đàn bà tản cư.
Câu `3:`
`-` Tác giả không đặt tên truyện ngắn là ''Làng Chợ Dầu'' vì như vậy nhan đề truyện sẽ trở nên vô cùng cụ thể, rõ ràng hơn, không làm bật lên tình yêu làng, nỗi nhớ làng, tình cảm hết sức mộc mạc và chân thành dành cho cụ Hồ của những người dân trong cuộc kháng chiến, của những con người phải rời xa làng và đi tản cư. Chẳng những thế, nếu đặt trên truyện ngắn là ''Làng Chợ Dầu'' sẽ chỉ thể hiện được chỉ có những người con của ngôi làng Chợ Dầu mới nhớ làng, mới yêu làng, đây vốn không phải điều mà tác giả muốn thể hiện. Đồng thời khiến ý nghĩa và cuộc sống được miêu tả trong truyện bị thu hẹp, không còn sự sâu sắc.
`-` Tác giả đặt tên là ''Làng'' đã gợi lên trong người đọc một suy nghĩ rằng không chỉ có ông Hai ở làng Chợ Dầu mà còn rất nhiều, rất nhiều người khác cũng dành cho làng của mình, dành cho kháng chiến, dành cho cụ Hồ những tình cảm hết sức giản dị, lúc nào họ cũng sẽ hướng về ngôi làng của mình với một tình yêu hết sức tha thiết. Qua đó, nhà văn Kim Lân đã khẳng định và ngợi ca những con người biết yêu kháng chiến, biết yêu làng và hướng về cách mạng, ngợi ca những ngôi làng đã tham gia vào cuộc kháng chiến, đã yêu nước trong cuộc kháng chiến của cả dân tộc.
Câu `4:`
`-` Trong chương trình Ngữ văn THCS, cũng có một tác phẩm viết về nỗi đau khổ của người nông dân khi rơi vào tình cảnh “tuyệt đường sinh sống”. Đó là tác phẩm truyện ngắn ''Lão Hạc'' của nhà văn Nam Cao.
Câu 1:
Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm "Làng" `-` Kim Lân ra đời vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu 2:
`**` Câu: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…” mang hình thức ngôn ngữ đối thoại `=>` Vì đây vốn là lời của người đàn bà tản cư trong cuộc trò chuyện.
`**` Câu: “Hay là quay về làng? ...” mang hình thức ngôn ngữ độc thoại nội tâm `=>` Vì đây là suy nghĩ của ông Hai
Câu 3:
`-` Nếu đặt tên là “Làng chợ Dầu” thì câu chuyện chỉ kể về cuộc đời của ông Hai và làng Chợ Dầu cụ thể, vì vậy nhan đề chưa khái quát được tình cảm mộc mạc chân thành của những người dân quê với làng xóm, với cụ Hồ và đất nước trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ý nghĩa tác phẩm cũng sẽ bị thu hẹp.
`-` Tác giả đặt tên là “Làng” gợi tiếng gọi thiêng liêng nhưng gần gũi, thân mật, cụ thể với bất kì ai. Do đó, ý nghĩa nhan đề có sức khái quát cao, giúp ta hiểu rõ hơn giá trị của thiên truyện ngắn: Kim Lân muốn viết về tất cả những người nông dân yêu nước cảm động như ông Hai, muốn ngợi ca tất cả những ngôi làng yêu nước trong kháng chiế.
Câu 4:
Trong chương trình THCS, cũng có một tác phẩm viết về nỗi đau khổ của người nông dân khi lâm vào tình cảnh “tuyệt đường sinh sống”. Đó là tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK