Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Cho đoạn thơ sau: "Quê hương anh nước mặn ,...

Cho đoạn thơ sau: "Quê hương anh nước mặn , đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹ

Câu hỏi :

Cho đoạn thơ sau: "Quê hương anh nước mặn , đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng , đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!" (Trích Đồng chí - Chính Hữu) a. Nêu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp , dòng thơ cuối là kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên. b. Đoạn thơ trên đã cho thấy cơ sở hình thành tình đồng chí giữa những người lính Cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp . Em hãy cho biết tình đồng chí đó được xây dựng dựa trên những cơ sở nào? ( Trình bày ngắn gọn) c. Từ cảm nhận về đoạn thơ trên , hãy phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp ( Trình bày bằng 1 đoạn văn khoảng 8-10 câu).

Lời giải 1 :

a. 

- Kiểu câu: đặc biệt

- Câu cuối - câu thứ bảy "Đồng chí!" là câu đặc biệt, cảm thán. Tác dụng dùng để gắn kết tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng là bản lề của cả bài thơ.

- Để gắn kết tình bạn, tình đồng đội keo sơn

b. Tình đồng chí giữa những người lính xây dựng trên cơ sở:

- Chung hoàn cảnh xuất thân, cả 2 đều khó khăn "Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"

- Cùng chung lí tưởng chiến đấu "Súng bên súng, đầu sát bên đầu"

- Cùng chịu gian khó "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"

c. 

        Thành ngữ “nước mặn đồng chua” và hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”, giọng điệu thủ thỉ tâm tình như lời kể chuyện, cùng nghệ thuật sóng đôi, ta thấy tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng cùng cảnh ngộ.  Họ không hẹn mà gặp, những người nông dân ấy có chung một điểm là lòng yêu nước, bởi thế nên từ những phương trời xa lạ, mọi người “chẳng hẹn mà quen nhau”. Cái xa lạ ban đầu nhanh chóng bị xóa đi, sát cánh bên nhau chiến đấu, càng ngày họ càng cảm nhận sâu sắc về sự hòa hợp, gắn bó giữa đồng đội cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Hình ảnh sóng đôi, các điệp từ “súng”, “đầu”,  nhấn mạnh tình cảm gắn bó của người lính trong chiến đấu. Họ đồng tâm, đồng lòng, cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước, giữ gìn nền độc lập, tự do của dân tộc . Và chính sự đồng cảm và hiểu nhau đã giúp các họ gắn bó với nhau, cùng sẻ chia mọi gian lao thiếu thốn của người lính “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Từ gian khó, hiểm nguy, tình cảm trong họ đã nảy nở và họ đã trở thành những người bạn tâm giao, tri kỉ, hiểu nhau sâu sắc, gắn bó thành đồng chí. Hai tiếng “Đồng chí” kết thúc khổ thơ thật đặc biệt, sâu lắng! Nó như một nốt nhạc làm bừng sáng cả đoạn thơ, là điểm hội tụ, nơi kết tinh của bao tình cảm đẹp mà chỉ có ở thời đại mới - tình đồng đội, bạn bè trong chiến tranh. (MÌNH LÀM VẬY ĐỂ BẠN DỄ ĐẾM Ạ)

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK