Trang chủ Vật Lý Lớp 8 có 3 thùng chứa nước , thùng A có nhiệt...

có 3 thùng chứa nước , thùng A có nhiệt độ tA=20 độ C , thùng B có nhiệt độ tB=80 độ C , thùng C có nhiệt độ t1C=40 độ C. dùng 1 ca múc nước để múc nước từ thù

Câu hỏi :

có 3 thùng chứa nước , thùng A có nhiệt độ tA=20 độ C , thùng B có nhiệt độ tB=80 độ C , thùng C có nhiệt độ t1C=40 độ C. dùng 1 ca múc nước để múc nước từ thùng A và B đổ vào thùng C . biết trước khi đổ trong thùng C có 1 lượng nước đúng bằng tổng số ca nước vừa đổ thêm vào nó . nếu múc ở thùng A 3 ca nước thì số ca nước phải múc ở thùng B là bao nhiêu để nước ở thùng C có nhiệt độ t2C=50 độ C . tính khối lượng nước thùng C sau khi múc xong , biết mỗi ca nước có thể tích V0=200ml , nước có khối lượng riêng D0=1g/cm^3

helpp

Lời giải 1 :

Gọi c là nhiệt dung riêng của nước, m là khối lượng nước chứa trong một ca; a và b lần lượt là số ca nước múc ở thùng A và thùng B; `a + b` là số ca nước có trong thùng C.

Nhiệt lượng thùng C thu được từ `a` ca nước ở thùng A:

`Q_1 = a . mc(t_(2C) - t_A) = amc(50 - 20) = 30amc`

Nhiệt lượng toả ra của `b` ca ở thùng B khi đổ vào thùng C:
`Q_2 = bmc(t_B - t_(2C)) = bmc(80 - 50) = 30bmc`

Nhiệt lượng `(a + b)` ca nước ở thùng C hấp thụ:

`Q_3 = (a + b)mc(t_(2C) - t_(1C))`

`<=> Q_3 = (a + b)mc(50 - 40) = 10(a + b)mc`

Ta có:

`Q_1 + Q_3 = Q_2`

`<=> 30amc + 10(a + b)mc = 30bmc`

`<=> b = 2a = 2 . 3 = 6`

Sau khi múc xong tổng số ca nước có trong thùng C là 18 ca nên:

Thể tích nước trong thùng C là:

`V = 18V_0 = 3600ml = 3600cm^3`

`=> m = DV = 1 . 3600 = 3600g = 3,6kg`

Lời giải 2 :

Đáp án:

 `3,6 kg`

Giải thích các bước giải:

Gọi nhiệt dung riêng của nước là $c (J/g.K)$ và bỏ qua trao đổi nhiệt với thùng và môi trường.

Khối lượng nước được múc qua `1` ca nước là:

         `m_0 = D_0 V_0  (g)`

Gọi lượng nước trong thùng `C` sau khi múc xong là $m (g)$.

Lượng nước trong thùng `C` trước khi múc nước từ thùng `A,B` sang là: `m_C = m/2 (g)`

Khối lượng nước múc sang thùng `C` từ thùng `A,B` lần lượt là:

         `m_A = 3m_0 (g)`

         `m_B = m_C - m_A = m/2 - 3m_0 (g)`

Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:

         `Q_[thu] = Q_[tỏa]`

`<=> m_A c (t_2 - t_A) + m_C  c(t_2 - t_1) = m_B c(t_B - t_2)`

`<=> 3m_0 (t_2 - t_A) +m/2 (t_2 - t_1)  =(m/2 - 3m_0) (t_B - t_2)`

`<=> m_0 (3t_2 - 3t_A - 3t_2 + 3t_B) = m/2 (t_1 - t_2 + t_B - t_2)`

`<=> m = [2D_0 V_0  (3t_B - 3t_A)]/[t_1 + t_B - 2t_2]`

             `= [2.1.200 (3.80 - 3.20)]/[40 + 80 - 2.50] `

             `= 3600 (g) = 3,6 (kg)`

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực. Vật lý học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ. Hãy khám phá và hiểu rõ những quy luật tự nhiên xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK