Trang chủ Vật Lý Lớp 11 14. Công của lực điện trong dịch chuyển của một...

14. Công của lực điện trong dịch chuyển của một điện tích q trong điện trường từ điểm M đến điểm N không phụ thuộc vào A. Cung đường dịch chuyển

Câu hỏi :

14. Công của lực điện trong dịch chuyển của một điện tích q trong điện trường từ điểm M đến điểm N không phụ thuộc vào

A. Cung đường dịch chuyển

B. Điện tích q

C. Điện trường E

D. Vị trí điểm M

15. Chọn phương án sai. Điện tích điểm Q gây ra tại M vecto cường độ điện trường có

A. Phương trùng với đường thẳng nối Q và M

B. Độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn điện tích của điện tích Q

C. Chiều luôn hướng ra xa Q

D. Độ lớn tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa M và Q

16. Chọn phương án đúng. Điện trường đều có đường sức điện là

A. Những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau.

B. Những đường cong khép kín, chiều ra Bắc, vào Nam.

C. Những đường cong không khép kín xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

D. Những đường tròn đồng tân chiều theo quy tắc nắm bàn tay phải

26. Để tích điện cho tụ điện ta phải

A. Nối 2 bản của tụ điện với 2 cực của nguồn điện 1 chiều

B. Cọ xát các bản tụ với nhau

C. Đặt tụ gần vật nhiễm điện

D. Đặt tụ gần nguồn điện

28. Tụ điện có điện dung C, được tích điện ở hiệu điện thế U. Điện tích của tụ là

A. Q=C.U

B. Q=U/C

C. Q=U²C

D. Q=U.C²

32. Lượng điện tích q chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian t thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn được xác định theo công thức

A. I= q/t

B. I=t/q

C. I=q.t

D.I=(q)²/t

34. Dòng điện chạy trong mạch có cường độ I. Trong khoảng thời gian t điện lượng q chuyển qua mạch được xác định bằng biểu thức

A. q=I.t

B. q=I/t

C. q=t/I

D. q=I²t

48. Công của nguồn điện là

A. Lượng điện tích mà nguồn điện sinh ra trong 1s

B. Cong của lực lạ làm dịch chuyển điện tích bên trong nguồn

C. Công của dòng điện trong mạch kín sinh ra trong 1s

Lời giải 1 :

Đáp án + Giải thích các bước giải:

`14.`

Công của lực điện trong dịch chuyển của một điện tích `q` trong điện trường từ điểm `M` đến điểm `N` là:

        `A_[MN] = q vecE vec[MN]`

`to A_{MN}` không phụ thuộc vào cung `MN` mà phụ thuộc vào vị trí của điểm `M,N`.

`to` Chọn `A`

`15.`

Điện tích điểm `Q` gây ra tại `M` vecto cường độ điện trường có phương trùng với đường thẳng nối `Q` với `M`, chiều hướng ra xa `M` nếu `Q >0` và hướng về `M` nếu `Q <0`, có độ lớn: `E = [k|Q|]/[epsilon r^2]`

`to` Chọn `C`

`16.`

Điện trường đều có đường sức điện là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau.

`to` Chọn `A`

`26.`

Để tích điện cho tụ điện ta phải nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện một chiều.

`to` Chọn `A`.

`28`.

Điện tích của tụ điện `C` khi được tích điện ở hiệu điện thế `U` là: `Q = C.U`

`to` Chọn `A`

`32.`

Lượng điện tích q chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian t thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn được xác định theo công thức `I= q/t`

`to` Chọn `A`

`34.`

Dòng điện chạy trong mạch có cường độ I. Trong khoảng thời gian t điện lượng q chuyển qua mạch được xác định bằng biểu thức `q = I.t`

`to` Chọn `A`

`48.`

Công của nguồn điện là công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích bên trong nguồn, công thức `A = E I t`

`to` Chọn `B`

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực. Vật lý học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ. Hãy khám phá và hiểu rõ những quy luật tự nhiên xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK