Trang chủ Lịch Sử Lớp 9 là CHU DE 2: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU...

là CHU DE 2: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975, 1. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu hỏi :

mn ơi giúp em câu 3 với ạ

image

là CHU DE 2: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975, 1. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Lời giải 1 :

Đáp án:

Thứ nhất, bài học về nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. (1)
Hai là, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong đấu tranh giành độc lập, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.(2)
Ba là, kết hợp nội lực với ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.(3)
Bốn là, sử dụng phương pháp cách mạng phù hợp với nhiệm vụ cách mạng và điều kiện cụ thể của Đảng Cộng sản Việt Nam.(4)
          Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.(5)

Giải thích các bước giải:

          Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện đã lãnh đạo và đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam trong suốt 90 năm qua, Đảng ta đã tích luỹ và đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm lớn: Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Kết hợp nội lực với ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại; Sử dụng phương pháp cách mạng phù hợp; Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng.(1)
   Năm 1975, sau nhiều thập kỷ đấu tranh gian khổ, dân tộc Việt Nam đã giành lại trọn vẹn nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh mới, những tiềm năng, lợi thế của hai miền đất nước được huy động, tập trung cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhưng cũng không ít nguy cơ ảnh hưởng đến nền độc lập của dân tộc, nguy cơ xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Do vậy, Đảng ta xác định phải thực hiện song hành độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong đó, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc là điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội để củng cố độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau.(2)
  Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thấy động lực cách mạng từ quảng đại quần chúng và xác định nhiệm vụ tổ chức, tập hợp, đoàn kết, coi đây là chiến lược xuyên suốt, nhất quán, là cội nguồn sức mạnh trong mọi thời kỳ cách mạng. Ngay trong Sách lược vắn tắt của Đảng năm 1930 đã ghi rõ: Đảng phải thu phục đại bộ phận và làm cho giai cấp công nhân đóng vai trò lãnh đạo dân chúng, thu phục đại bộ phận và làm cho giai cấp nông dân, đồng thời phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt,… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Chính đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh to lớn góp phần làm nên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc, đưa đất nước đến bến bờ độc lập. Trong quá trình đổi mới, xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” theo con đường chủ nghĩa xã hội, đoàn kết vẫn tiếp tục là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, luôn được nhấn mạnh qua các kỳ đại hội. Gần đây nhất, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo”(3)
  Công cuộc đổi mới diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào khủng hoảng và dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Điều đó đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, nâng cao bản lĩnh chính trị để đứng vững trước khó khăn, thử thách và kiên định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, động viên cao độ nội lực. Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam tăng cường củng cố sự đoàn kết các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, kiên định lập trường của chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đề ra và thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Đảng và Nhà nước cũng tranh thủ tối đa những vấn đề mới của thời đại: Hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa, thành quả của cách mạng khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lí của các nước tiên tiến, những vấn đề về kinh tế tri thức… Nội lực và sức mạnh dân tộc bao giờ cũng có ý nghĩa quyết định, song sức mạnh đó được tăng cường khi có sự kết hợp đúng đắn với ngoại lực và sức mạnh của thời đại.(4)
Trong tiến trình lịch sử dân tộc, Đảng ta đã thực hiện phương pháp cách mạng đúng đắn và sáng tạo. Phương pháp cách mạng luôn được thực hiện đúng quy luật, thuận lòng dân và phù hợp thời đại. Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sử dụng đúng đắn, linh hoạt một số phương pháp cách mạng chủ yếu như sau: phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng đấu tranh chống bạo lực phản cách mạng; phương pháp thắng từng bước; phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta lựa chọn các phương pháp: Phát huy vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân; Tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi và hình thức thích hợp; Tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, thách thức trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; Phát huy sức mạnh tổng hợp.(5)

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK