Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 - Phân tích bài thơ Hội Tây Nguyễn Khuyến câu...

- Phân tích bài thơ Hội Tây Nguyễn Khuyến câu hỏi 6584691

Câu hỏi :

- Phân tích bài thơ Hội Tây Nguyễn Khuyến

Lời giải 1 :

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nôm suất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Với lối viết thơ văn sáng tạo, ngôn ngữ giàu màu sắc, giọng thơ gợi cảm xúc với thiên nhiên, con người và quê hương. Trong thơ nôm ông là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình nhuộm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Sống trong thời kỳ nước mất nhà tan, triều đại nhà Nguyễn đang ở giai đoạn lụi tàn. Con người Việt Nam bị chà đạp, đói rét lầm than. Ông còn là một nhà thơ thấu hiểu với những nỗi đau của nhân dân, ông buồn vì sự nghèo đói của họ, cảm thấy day rứt của một người ưu thời mẫn thế. Ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng hỏm hỉnh, nhiều cung bậc. Bài thơ “hội Tây” của Nguyễn Khuyến là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam, với ngôn ngữ hài hước, nhẹ nhàng nhưng là lời mỉa mai, châm biếm sâu cay phê phán xã hội thực dân phong kiến thời kỳ đó:

"Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo, 

Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo. 

Bà quan tênh nghếch xem bơi trải, 

Thằng bé lom khom nghé hát chèo, 

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún, 

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo. 

Khen ai khéo vẽ trò vui thế, 

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu !"

Hiện thực xã hội xấu xa cần phải vạch trần không chỉ ở lũ quan lại mà cả ở cả hiện tượng lố lăng trong thời buổi giao thời. Mở đầu tác phẩm là khung cảnh nhộn nhịp, náo nhiệt của ngày hội lớn của người Pháp:

“Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo, 

Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo”

Đây là một ngày hội lớn của bọn thực dân Pháp ngay trên đất Việt. Thật nhố nhăng khi đất nước đang bị bọn thực dân chiếm đóng, thực dân Pháp đã bày ra những trò chơi để mị dân. Trong hoàn cảnh như thế, lễ hội vẫn diễn ra với âm thanh rộn rã của tiếng pháo reo, với màu sắc lấp lánh của cờ kéo, đèn treo. Ngay cả con người cũng hòa chung nhịp vui ấy, thật lại một hiện thực không thể chấp nhận được:

“Bà quan tênh nghếch xem bơi trải, 

Thằng bé lom khom nghé hát chèo, 

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún, 

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo”

Nguyễn Khuyến đã khéo léo đưa vào những hình ảnh đậm sắc thái của lễ hội như bơi trải, hát chèo,... Khiến cho người đọc dễ dàng tưởng tượng được không khí vui tươi, náo nhiệt của ngày hội. Thế nhưng chính giọng điệu hóm hỉnh ấy đã nói lên thực trạng đen tối của xã hội, lên án những hành động của bọn thống trị. Bà quan thật nực cười trong cái “tênh nghếch” trái ngược với dáng vẻ “lom khom” của thằng bé. Hai từ “tênh nghếch” đối lập với “lom khom”, một bên là bà quan với uy cao quyền lớn, một bên là cậu bé đáng thương. Qua đó thấy được thực tại xót xa của đất nước trong nô lệ, sống dưới gót giày của lũ thực dân xâm lược. Càng xót xa hơn nữa, khi chính những con người bị chà đạp ấy lại không nhận thức được nỗi nhục mất nước mà còn bị chúng cuốn vào những trò chơi nhố nhăng, mụ mị làm ngu dân của bọn thực dân Pháp. Cụ thể lý do tham gia trò chơi của mọi người là cậy sức đối với tham tiền, cây đu đối với cột mỡ, nhiều đối với lam, chị đối với anh, nhím đối với leo. Một trò chơi hết sức nực cười, thể hiện thái độ phê phán châm biếm sâu cay qua những lời thơ tưởng chừng như rất hài hước hóm hỉnh ấy

“Khen ai khéo vẽ trò vui thế, 

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu !”

Nhà thơ như đang đứng từ xa, cảm nhận rõ sự lố bịch của trò chơi. Các trò chơi trong ngày hội không có gì là vui vẻ cả, vì đó chính là nơi bọn thực dân Pháp bày ra để mị dân. Biện pháp chơi chữ được sử dụng khéo léo trong hai câu thơ trên nhấn mạnh ý chê cười khinh bỉ trò chơi. Nguyễn Khuyến nhận ra nỗi nhục của cảnh nô lệ, nỗi nhục mất nước. Từ đó cảnh tỉnh cho người dân Việt Nam đang bị chúng làm cho mờ mắt. Có lẽ ta chưa gặp bài thơ nào mà thái độ châm biếm của Nguyễn Khuyến lại được thể hiện trực tiếp như vậy. Trần Tế Xương cũng đã từng vạch trần bộ mặt xấu xa của xã hội đặc biệt là bọn quan lại trong bài “năm mới chúc nhau”.Sau mỗi lần câu chúc được viết ra là một lần Trần Tế Xương thể hiện thái độ khinh bỉ, ghen ghét, mỉa mai bọn người đáng ghét ấy. Thế nhưng nếu nhà thơ Tế Xương mang đến cho người đọc những câu thơ trào phúng cay độc, chửi thẳng vào bộ mặt xã hội thì Nguyễn Khuyến lại mang đến một hồn thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà thâm túy sâu cay. 

Qua những trang thơ trên, Nguyễn Khuyến đã mang đến cho người đọc tiếng cười của một bậc bề trên, ông luôn ý thức được cái hơn hẳn người đời về tài, đức. Giọng thơ Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng hóm hỉnh nhưng lại rất thâm túy chua cay. Giọng cười ấy chỉ để che giấu đi nỗi đau, sự bất lực trước thời thế. “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho”. Mặc dù chứng kiến xã hội lố lăng, đen tối ấy thế nhưng Nguyễn Khuyến vẫn chọn viết thơ trào phúng để thể hiện thái độ của mình trước cuộc đời.

Qua những dòng thơ trong bài “hội Tây”, Nguyễn Khuyến đã mang đến một tiếng cười đau đớn trước xã hội. Qua đó tác giả lên án xã hội thực dân phong kiến, thức tỉnh những người dân đang bị bọn thực dân Pháp làm cho mụ mị. Mạnh mẽ lên án tố cáo thực trạng xã hội.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK