Vàm Cỏ Đông
Ở tận sông Hồng, em có biết
Quê hương anh cũng có dòng sông
Anh mãi gọi với lòng tha thiết:
Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!
Đây con sông xuôi dòng nước chảy
Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy
Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày
C1: Đoạn trích trên viết về đề tài gì ?hãy kể tên 2 bài thơ cùng đề tài .
C2: Tìm trong đoạn trích những từ ngữ , hình ảnh miêu tả con sông Vàm cỏ đông
C3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật có trong đoạn thơ sau :
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày
C4: Theo em , vì sao tác giả lại ví con sông quê mình như dòng sữa mẹ ?
GIÚP MÌNH VS Ạ
𝚁𝚞𝚋𝚢
Câu `1:`
`-` Đoạn trích trên viết về đề tài: Quê hương, đất nước
`-` Một số bài thơ có cùng đề tài là:
`+` Quê Hương `-` Tế Hanh
`+` Việt Nam quê hương ta `-` Nguyễn Đình Thi
Câu `2:`
`-` Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả con sông Vàm Cỏ Đông:
`+` ''Bốn mùa soi từng mảnh mây trời''
`+` ''Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây''
`+` ''Đây con sông xuôi dòng nước chảy''
`+` ''Và ăm ắp như lòng người mẹ''
`+` ''Chở tình thương trang trải đêm ngày''
Câu `3:`
`-` Biện pháp tu từ: So sánh `(` ''ăm ắp như lòng người mẹ'' `)`
`=>` Tác dụng: Gợi lên dòng sông Vàm cỏ đông vẫn luôn miệt mài chảy, vẫn miệt mài đem dòng nước dồi dào về chăm sóc cho ruộng lúa, vườn hệt như một người người mẹ luôn dành tình yêu thương cho những đứa con mình. Qua đó, ta cảm nhận được sự quan trọng của dòng sông, sẽ chẳng thể nào có những ruộng lúa, vườn cây xanh nếu như không có dòng sông. Từ đó, tác giả bộc lộ sự tự hào, trân quý, yêu thương đối với dòng sông Vàm Cỏ Đông. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, biểu cảm cho câu thơ.
Câu `4:`
`-` Theo em, tác giả ví con sông quê mình như dòng sữa mẹ vì cũng hệt như dòng sữa mẹ vẫn miệt mài hằng ngày nuôi lớn con nên người, dòng sông quê hương mang dòng nước để chăm sóc, mang đến sự xanh tươi, xanh tốt của ruộng lúa và vườn cây mà chẳng hề quản ngại điều gì.
`@Umii`
`1.` Đoạn trích viết về đề tài `:` Quê hương, đất nước
`->` `2` bài thơ có cùng đề tài `:`
`+` "Hạt gạo làng ta" `-` Trần Đăng Khoa
`+` "Quê hương" `-` Tế Hanh
`2.` Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả con sông Vàm Cỏ Đông `:`
`-` "Bốn mùa soi từng mảnh mây trời"
`-` "Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây"
`-` "Và ăm ắp như lòng người mẹ"
`-` "Chở tình thương trang trải đêm ngày"
`3.` BPTT `:` so sánh
`->` "ăm ắp như lòng người mẹ" `(` từ so sánh `:` "như" `)`
`=>` Tác dụng `:` tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt `;`
`-` Nhấn mạnh sự dồi dào nguồn nước của dòng sông qua công việc tưới tiêu, "nước về xanh ruộng lúa, cây vườn". Qua đó, cho thấy được sự căng tràn của sự sống ở mỗi nơi nước sông Vàm Cỏ Đông đi qua. Bên cạnh đó, còn thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc, yêu quý, tự hào của chính tác giả về sông Vàm Cỏ Đông.
`4.` Theo em, tác giả lại ví "con sông quê" như dòng sữa mẹ vì `:` với hình ảnh con sông, hình ảnh đại diện cho sự sống. Sông mang lại nguồn sống, qua việc tưới tiêu cây cối, hoa màu. Cũng giống như dòng sữa mẹ, mang lại sự sống, hơi ấm cho đứa con nhỏ mới chào đời. "Con sông" `-` "dòng sữa mẹ" giống nhau bởi chúng đều là nguồn sống của cây cối, của con người. Chính vì vậy, tác giả lại ví "con sông quê" như "dòng sữa mẹ".
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK