Trang chủ Lịch Sử Lớp 9 Vê nha ĐỀ KIỂM TRA HỌC Môn: Lịch sử 9...

Vê nha ĐỀ KIỂM TRA HỌC Môn: Lịch sử 9 KÌ Câu 1: Nêu đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta trong giai đoạn 1945-1954? Vì sao nói cuộc kháng

Câu hỏi :

Giải giúp mik vs mình cbi thi cuối kì . 

image

Vê nha ĐỀ KIỂM TRA HỌC Môn: Lịch sử 9 KÌ Câu 1: Nêu đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta trong giai đoạn 1945-1954? Vì sao nói cuộc kháng

Lời giải 1 :

Câu 1

Từ cơ sở thực tiễn đấu tranh ngày càng phong phú của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng lâu dài, đường lối quân sự của Đảng ngày càng có thêm những cơ sở khoa học vững chắc, có tính chiến đấu cao nên ngày càng hoàn chỉnh và trở thành ngọn cờ trăm trận trăm thắng của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam và toàn dân tộc Việt Nam.

Đường lối quân sự của Đảng là đường lối khởi nghĩa vũ trang toàn dân; Tính chất kháng chiến: trường kì kháng chiến, toàn diện kháng chiến.

Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập.

Nhiệm vụ kháng chiến: Cuộc kháng chiến này chính là một cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất dân tộc độc lập và dân chủ tự donhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và phát triển dân chủ mới.

Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

+ Kháng chiến toàn dân: Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.

+ Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao

Câu 2

Trải qua quá trình đàm phán kéo dài gần 5 năm, Hiệp định Paris đã chính thức được ký kết vào ngày 27/1/1973. Đây là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên, toàn diện và đầy đủ nhất ghi nhận các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam, là sự công nhận chính thức của quốc tế đối với nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Chia sẻ tại Hội thảo khoa học 50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khẳng định, lịch sử đã đặt lên vai dân tộc Việt Nam một sứ mệnh rất vẻ vang nhưng cũng vô cùng gian khổ. Từ sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, suốt mấy chục năm trời, nhân dân Việt Nam đã phải lần lượt tiến hành các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, bảo vệ Tổ quốc, thống nhất và xây dựng đất nước. Cũng trong thời gian ấy, Việt Nam là nước duy nhất tham gia tới bốn hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, khẳng định tầm vóc của dân tộc cũng như tầm vóc của ngoại giao Việt Nam. Đó là Hội nghị Geneva năm 1954 về Đông Dương, Hội nghị Geneva về Lào năm 1961-1962, Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973, Hội nghị về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Campuchia năm 1991.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK