Bài học được rút ra từ 3 cuộc cải cách Hồ Quý Ly ,Minh Mạng , Lê Thánh Tông
Ét ô ét
<Đáp án + Giải thích các bước giải>
Câu hỏi: Bài học được rút ra từ 3 cuộc cải cách Hồ Quý Ly, Minh Mạng, Lê Thánh Tông?
* Bài học được rút ra từ cuộc cải cách Hồ Quý Ly:
- Muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với tình hình.
- Nội dung cải cách, đổi mới cần phù hợp với yêu cầu phát triển và điều kiện thực tiễn của đất nước.
- Tiến hành cải cách, đổi mới một cách quyết liệt, triệt để và toàn diện trong đó chú trọng đến đầu tư phát triển giáo dục, góp phần đào tạo nên những con người: yêu nước, có năng lực, bản lĩnh, tinh thần sáng tạo, ý chí quyết tâm, ham hành động,…
- Luôn chú trọng phát huy và không ngừng củng cố, nâng cao sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước,....
* Bài học được rút ra từ cuộc cải cách Minh Mạng:
- Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
- Xây dựng cơ cấu bộ máy nhà nước đơn gọn nhẹ, chặt chẽ.
- Phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước theo nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”.
- Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn nhân tài vào đảm đương các chức vụ trong bộ máy hành chính nhà nước.
- Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức có hiệu quả.
- Mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ “hồi tỵ” để giảm bớt những tiêu cực trong nền hành chính nhà nước,...
* Bài học được rút ra từ cuộc cải cách Lê Thánh Tông:
- Thực hiện nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
- Thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”.
- Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật.
- Tuyển chọn cán bộ, công chức nhà nước một cách công khai, minh bạch.
- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá năng lực của cán bộ, công chức nhà nước.
- Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước,...
`@` Cải cách Hồ Quý Ly:
`+`Tầm quan trọng của sự đồng thuận và hỗ trợ từ các tầng lớp xã hội
`+`Cần có kế hoạch thực hiện và quản lý thích hợp
`+`Việc thực hiện cải cách trong thời điểm có sự chống đối mạnh mẽ và khi điều kiện chính trị không thuận lợi có thể dẫn đến thất bại
`@` Vua Minh Mạng:
`+`Xây dựng một hệ thống hành chính và pháp lý vững chắc
`+`thực hiện các cải cách phù hợp với thực tế và nhu cầu của đất nước
`+`Cần có sự tham gia của các tầng lớp xã hội trong cải cách
`@` Lê Thánh Tông:
`+`Cải cách pháp luật là nền tảng của sự ổn định xã hội
`+`củng cố quyền lực trung ương và cải thiện quản lý quốc gia, cho thấy sự cần thiết của một hệ thống quản lý hiệu quả
`+`cải cách quân sự của Lê Thánh Tông giúp duy trì sự ổn định và an ninh quốc gia
`+`tầm quan trọng của việc duy trì một lực lượng quân đội mạnh mẽ và hiệu quả
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK