Giúp với
Đáp án:
$\rm a)$
So sánh: $\rm CH_4>NH_3>H_2O$
Xét từng chất:
$\rm \bullet\ CH_4$:
Công thức VSEPR: $\rm CH_4$
Phân tử $\rm CH_4$ không còn cặp electron chưa liên kết, phân tử có dạng tứ diện đều $\rm \widehat{HNH}=109,5^°$.
$\rm\bullet\ NH_3$:
Công thức VSEPR: $\rm NH_3E_1$
Phân tử $\rm NH_3$ còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết, do đó chịu lực đẩy của cặp electron này, làm góc liên kết nhỏ đi.
$\rm \bullet\ H_2O$:
Công thức VSEPR: $\rm OH_2E_2$:
Phân tử $\rm H_2O$ còn 2 cặp electron chưa tham gia liên kết, do đó chịu lực đẩy của 2 cặp electron này, làm góc liên kết nhỏ đi.
Công thức nào có số electron chưa liên kết càng nhiều thì góc liên kết càng nhỏ.
So sánh: $\rm H_2O>H_2S$
Độ âm điện của $\rm O>S$, vì vậy nguyên tử trung tâm O sẽ kéo mây của đôi $\rm e^-$ về phía nó nhiều hơn, làm tăng góc liên kết.
$\rm b)$
So sánh: $\rm MgO>NaCl>KCl$
Nhiệt độ nóng chảy của hợp chất ion có thể hiểu là nhiệt độ mà tại đó có đủ năng lượng dưới dạng nhiệt để phá vỡ lực hút tĩnh điện $\rm (F)$ giữa các ion và phá vỡ cấu trúc mạng tinh thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Ta có: $\rm F=k.\dfrac{|q_1.q_2|}{\varepsilon. r^2}$
Xét từng chất:
$\rm\bullet\ MgO$: Được tạo thành từ cation $\rm Mg^{2+}$ và anion $\rm O^{2-}$, có điện tích $\rm q_1,q_2$ tương ứng là: $\rm +2, -2$.
$\rm \bullet\ NaCl$: Được tạo thành từ cation $\rm Na^{+}$ và anion $\rm Cl^{-}$, có điện tích $\rm q_1,q_2$ tương ứng là: $\rm +1, -1$.
$\rm \bullet\ KCl$: Được tạo thành từ cation $\rm K^{+}$ và anion $\rm Cl^{-}$, có điện tích $\rm q_1,q_2$ tương ứng là: $\rm +1, -1$.
Vì $\rm NaCl$ và $\rm KCl$ tương đương nhau điện tích nên ta xét bán kính ion, bán kính ion càng lớn thì $\rm F$ càng nhỏ, ta có bán kính ion của $\rm K^+>Na^+$.
$\rm c)$
So sánh: $\rm CH_3COOH>C_2H_5OH>C_2H_5Cl$
Chất nào có lực liên kết hydro càng mạnh thì độ sôi càng lớn.
$\rm C_2H_5Cl$ không có lực liên kết hydro.
$\rm CH_3COOH$ có lực liên kết hydro lớn hơn $\rm C_2H_5OH$.
Hóa học là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hãy đam mê và khám phá thế giới của các chất hóa học và phản ứng!
Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK