Trang chủ Sử & Địa Lớp 7 Nêu sự phân hóa tự nhiên của Trung và Nam...

Nêu sự phân hóa tự nhiên của Trung và Nam Mỹ câu hỏi 7053644

Câu hỏi :

Nêu sự phân hóa tự nhiên của Trung và Nam Mỹ

Lời giải 1 :

↔ Phân hoá theo chiều Bắc-Nam :

→ Xích đạo :

+ Khí hậu : Nóng ẩm quanh năm

+ Cảnh quan : Rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.

→ Cận xích đạo :

+ Khí hậu : một năm có hai mùa rõ rệt.

+ cảnh quan : Rừng thưa nhiệt đới.

→ Nhiệt đới :

+ Khí hậu : Nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây.

+ Cảnh quan : Thay đổi từ rừng nhiệt đới đến xa van, cây buioj và hoang mạc.

→ Cận nhiệt :

+ Khí hậu : Mùa hạ nóng, mùa đông ẩm.

+ Cảnh quan : Rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng ( nơi mưa nhiều), bán hoang mạc và hoang mạc (nơi mưa ít).

→ Ôn đới :

+ Khí hậu : Mát mẻ quanh năm.

+ Cảnh quan : Rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.

↔ Phân hoá theo chiều Đông-Tây : (Ảnh)

↔ Phân hoá theo chiều cao :

+ Thiên nhiên miền núi An_đét thay đổi theo chiều cao khá rõ rệt.

+ Ở phía Bắc và Trung An_ Đét khí hậu nóng ẩm có từ rừng nhiệt đới, Nam An_Đét khí hậu ôn hoà phát triển rừng cận nhiệt và ôn đới.

+ Càng lên cao thiên nhiên càng thay đổi, tương ứng với sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm.

image

Lời giải 2 :

`color{salmon}{#Địa}`

`*` Phân hóa theo chiều bắc - nam:

`-` Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển

`-` Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt, thảm thực vật là rừng thưa nhiệt đới

`-` Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây. Cảnh quan thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm tới xa van, cây bụi và hoang mạc

`-` Đới khí hạu cận nhiệt: hạ nóng, đông ấm. Nơi mưa nhiều có thảm thực vật là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng. Nơi mưa ít có hoang mạc và bán hoang mạc

`-` Đới khí hậu ôn đới: mát mẻ quanh năm. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc

`*` Phân hóa đông - tây

`@` Trung Mỹ:

`-` Phía đông và các đảo có lượng mưa nhiều nên thảm rừng rậm nhiệt đới phát triển

`-` Phía tây khô hạn nên chủ yếu là xa van, rừng thưa

`@` Nam Mỹ:

`-` Phía tây: cao trung bình `3000-5000m`, gồm nhiều dãy núi xen kẽ là các thung lũng và cao nguyên. Có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây

`-` Ở giữa: các đồng bằng rộng và bằng phẳng

`+` Đồng bằng A-ma-dôn nằm trong khí hậu xích đạo và cận xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều nên thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới bao phủ, hệ động thực vật phong phú

`+` Các đồng bằng còn lại ít mưa nên thực vật chủ yếu là xa van, cây bụi

`-` Phía đông: sơn nguyên bị bào mòn mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp

`+` Sơn nguyên Guy-a-na có khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp

`+` Sơn nguyên Bra-xin có khí hậu khô hạn hơn nên cảnh quan rừng thưa và xa van

`*` Phân hóa theo chiều cao

`-` Càng lên cao tự nhiên càng thay đổi tương ứng với sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm

`+` `0-1000m`: rừng nhiệt đới

`+` `1000-1300m`: rừng lá rộng

`+` `1300-3000m`: rừng lá kim

`+` `3000-4000m`: đồng cỏ

`+` `4000-5500m`: đồng cỏ núi cao

`+` Trên `5500m`: băng tuyết

$#yame$

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK