Trang chủ Sinh Học Lớp 9 C2 : Ở lúa,khi cho lai 2 giống lúa thân...

C2 : Ở lúa,khi cho lai 2 giống lúa thân thấp và thân cao, thu được `F_1` toàn lúa thân thấp .Cho `F_1` tự thụ phấn với `F_2`.Hãy xđ: `a)` Tương quan trội lặn

Câu hỏi :

C2 : Ở lúa,khi cho lai 2 giống lúa thân thấp và thân cao, thu được `F_1` toàn lúa thân thấp .Cho `F_1` tự thụ phấn với `F_2`.Hãy xđ: `a)` Tương quan trội lặn về cặp tính trạng trên `b)` Lập quy ước gen `c)` Xác định kiểu gen của `P` `d)` Viết sđ lai (từ `P => F_2)` và kết luận về sự phân li kiểu gen và kiểu hình ở `F_1 ; F_2` `e)` Nêu cách nhận biết lúa thân cao có thuần chủng hay không làm ơnnnnn e hết điểm r

Lời giải 1 :

a) Thân thấp x thân cao → hoàn toàn là thân thấp

→ thân thấp là tính trạng trội

    thân cao là tính trạng lặn

b) Quy ước gen A Thân thấp

                          a Thân cao

- Thân cao sẽ có KG Aa hoặc AA

- Thân cao sẽ có KG aa

c) 

Thân thấp x thân cao → hoàn toàn là thân thấp

→ Phép lai P: AA x aa

d) sơ đồ lai

P:                AA                x                 aa

              Thân thấp                      thân cao 

GP                A                                    a

F1 

     KG                            1Aa

     KH                     1 Thân thấp

F1 x F1        Aa                  x               Aa

             Thân thấp                      Thân thấp

GF1            A, a                                 A, a

F2 

     KG                    1AA : 2Aa : 1aa

     KH            3 Thân thấp : 1 Thân cao 

e) 

Ta có thể, ta sử dụng phép lai phân tích hoặc cho tự thụ phấn

- Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định KG với cá thể mang tính trạng lặn, nhằm mục đích kiểm tra tính trạng trội đem lai có thuần chủng hau không.

 + Nếu kết quả của phép là đồng tính thì tính trạng trội đem lai có KG đồng hợp 

 + Nếu kết quả của phép lai là phân tích thì tính trạng trội đem lai có KG dị hợp

 

- Tự thụ phấn

 + nếu kết quả đem lai là đồng tính thì cá thể đem lai là đồng hợp

 + Nếu kết quả đem lai phân tính theo tỉ lệ 3:1 thì kết quả đem lai là dị hợp

 $nguyendovankhanhvk$

 

 

Lời giải 2 :

`a)` Khi cho lai 2 giống lúa thân thấp và thân cao, thu được `F_1` toàn lúa thân thấp

⇒ Thân thấp trội hoàn toàn so với thân cao. 

`b)` Quy ước: 

  `-` Gen A: Thân thấp

  `-` Gen a: Thân cao

`c)` Vì `P` tương phản, `F_1` đồng tính toàn thân thấp

⇒ `P` thuần chủng

⇒ Kiểu gen của `P:` `A A × aa` 

`d)` Sơ đồ lai: 

`P:`    `A A`  `×`  `aa`

`G_P:`   `A`            `a` 

`F_1:` `KG:`     `Aa`

       `KH:` `100%` Thân thấp. 

`F_1 × F_1:`    `Aa`    `×`    `Aa` 

`G_(F_1):`         `A, a`             `A, a` 

`F_2:`  `KG:`   `1` `A A` `:` `2` `Aa` `:` `1` `aa` 

        `KH:`   `3` Thân thấp `:` `1` Thân cao. 

`e)`  Cây thân cao luôn có kiểu gen đồng hợp (thuần chủng) `aa` nên không cần kiểm tra nó thuần chủng hay không. 

`-` Để nhận biết thân thấp có thuần chủng hay không ta có thể sử dụng lai phân tích hoặc tự thụ phấn.

       Cách 1: Lai phân tích: 

`-` Nếu kết quả phép lai là đồng tính toàn thân thấp

⇒ Thân thấp sẽ có kiểu gen thuần chủng `(A A)`

Sơ đồ lai: 

`P:`    `A A`  `×`  `aa`

`G_P:`   `A`           `a` 

`F_1:` `KG:`     `Aa`

       `KH:` `100%` Thân thấp 

`-` Nếu kết quả là phân tính theo tỉ lệ `1:1`

⇒ Thân thấp có kiểu gen không thuần chủng `(Aa)` 

Sơ đồ lai: 

`P:`          `Aa`    `×`    `aa` 

`G_P:`    `A, a`               `a` 

`F_1:`  `KG:`   `1` `Aa` `:` `1` `aa` 

        `KH:`   `1` Thân thấp `:` `1` Thân cao. 

           Cách 2: Cho tự thụ phấn:

`-` Nếu kết quả của phép lai là đồng tính toàn Thân thấp.

⇒ Thân thấp có kiểu gen là thuần chủng. `(A A)` 

Sơ đồ lai: 

`P:`    `A A`  `×`  `A A`

`G_P:`   `A`           `A` 

`F_1:` `KG:`     `A A`

       `KH:` `100%` Thân thấp

`-` Nếu kết quả là phân tính theo tỉ lệ `3:1`

⇒ Thân thấp có kiểu gen là không thuần chủng `(Aa)` 

Sơ đồ lai: 

`P:`          `Aa`    `×`    `Aa` 

`G_P:`    `A, a`             `A, a` 

`F_1:`  `KG:` `1` `A A` : `2` `Aa` `:` `1` `aa` 

        `KH:`   `3` Thân thấp `:` `1` Thân cao. 

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. Hãy khám phá và hiểu biết sâu sắc về sự sống xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK