Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến
Đáp án:
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình / ( Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi là Tổ quốc.( Thanh Thảo)
Tháng năm chiến tranh xưa cũ đã lùi về quá khứ, nhưng vẫn in nguyên trong kí ức dân tộc ta về Đất nước đi qua một thời hoa lửa. Có được hòa bình ngày hôm nay đâu phải là dễ dàng. Đó là sự đánh đổi của biết bao cuộc đời khi vừa rực rỡ tuổi hai mươi. Thế hệ trẻ ngày ấy đã kiên cường và hi vọng, cao đẹp như thế. Và có lẽ vẻ đẹp ấy càng khắc họa rõ nét hơn qua thi phẩm " Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng. Ở đó là những nỗi nhớ đã đưa ta về những năm tháng kháng chiến đầy khó khăn, vất vả và gian lao.
Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa như làm văn, viết thơ vẽ tranh và soan nhạc. Ở phương tiện thơ ca, ông mang trong mình hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu và tài hoa. Tây tiến là bài thơ tiêu biểu của đời thơ Quang Dũng in trong tập " Mây đầu ô" được sáng tác cuối năm 1948, viết vào buổi chiều mưa tại Phù lưu tranh khi ông rời đơn vị cũ chưa lâu. Với ngòi bút lãng manjvaf ngòi bút tài hoa nahf thơ xứ Đoài đã khác họa thành coonghinhf ảnh người lính Tây tiến trên cái nền cảnh núi rừng hùng vĩ. bài thơ là một nỗi nhớ dài của nhà thơ, những những miền đất mà ông đã đi qua, nhớ đồng đội thân yêu và tình quân dân kháng chiến.Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây bắc và con đường hành quân hùng vĩ dữ dội nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình. Ẩn trong đó là kỉ niệm một thời khó quên.
Hai câu thơ đầu là nỗi nhớ về Tây tiến da diết trong tư tưởng nhà thơ và đó cũng là nguồn chủ đạo của toàn bài.
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi / Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi!
Đối tượng của nỗi nhớ hiện lên là dòng sông Mã với tiếng gọi tha thiết, đây là con sông đã gắn liền với chặng đường hành quân gian lao của những người lính Tây tiến. Nơi đây gợi cho tác giả nỗi nhớ binh đoàn Tây tiến nhớ về một thời chinh chiến đã qua. nỗi nhớ gợi lên gọi thành tiếng" Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi! nỗi nhớ bâng khuâng khó tả biết bao. Điệp từ " Nhớ" nhắc lại hai lần như khắc họa sâu nỗi nhớ vào trong lòng nhà thơ. Đặc biệt hơn là nỗi nhớ ấy được đặt tên " nhớ chơi vơi" người độc có thể hiểu là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng lớn, không thể bám víu vào bất cứ điều gì. Câu cảm thán, điệp từ " nhớ" cùng cách gieo vần ơi đã nhấn mạnh nỗi nhớ cồn cào, không nguôi của Quang dũng về mảnh đất chứa bao nhiêu kỉ niệm thân thương.
Nếu như hai câu đầu của đoạn thơ sẽ là khúc dạo đầu của hồi ức kỷ niệm thì hai câu thơ tiếp theo có lẽ lại là những miêu tả về đoạn hành trình đã được lưu dấu:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi / Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Giữa những dãy sương mù dày đặc, giữa đêm gió rừng gào thét, đoàn quân vẫn miệt mài đi qua dù đang mỏi mệt, vất vả. Chút lãng mạn, nét đẹp thư sinh vẫn còn đó khi giữa đêm thâu nhận ra được hương hoa rừng lan tỏa. Bên cạnh mùi súng đạn tàn khốc, bên tiếng pháo, tiếng bom ngày đêm vang vọng, món quà nhỏ bé từ thiên nhiên ấy đã được các anh đón nhận thật chân thành nơi dải đất “Mường Lát” phảng phất hương thơm.
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm / Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống /Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Nối tiếp những cung bậc cảm xúc ở phía trên, việc sử dụng những từ láy có tác dụng gợi hình như: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút của tác giả đã khắc họa nên bức tranh hành trình hiểm trở thêm phần sắc nét. Con dốc cao sừng sững ngất trời đầy gian nan, cách trở với đường đi quanh co, gập ghềnh khiến cho mỗi con người khi cất bước đi lên gặp nhiều nguy hiểm khôn xiết.
Ấy thế mà, dù băng qua gió, đi trong mây, nét hóm hỉnh của những chàng trai trẻ trong đoàn quân vẫn còn đó. Phải chăng phép nhân hóa “súng ngửi trời” kia của tác giả là minh chứng rõ ràng nhất trong bài thơ? Trước núi rừng hùng vĩ mây phủ quanh năm, giữa bộn bề nguy khó, sinh tử cận kề, tinh thần lạc quan của các anh vẫn luôn được gìn giữ.
Cách gọi “súng ngửi trời” nghe sao thật ngộ nghĩnh, hồn nhiên, nhưng càng gọi lại lại càng thấy thương vô cùng. Thương cho cái gian truân, vất vả, thương cho bao gian khổ, khó khăn của chốn rừng thiêng nước độc mà những người lính trẻ xa nhà phải chịu đựng.
Là “ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”, ngẫm phép đối mà mới hay cho cảnh sắc thiên nhiên nơi đất trời Tây Bắc, người ở dưới nhìn lên như chốn tiên lạc xa xăm, kẻ ở trên nhìn xuống mịt mờ mây và sương mù che kín. Những ngọn núi, đồi cao, quanh năm không dấu chân người qua lại, “heo hút”, trùng trùng điệp điệp nay đã có các anh đi qua, mang theo cùng mùi sương vị gió.
Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp, sư phấn chấn đó cũng là những nỗi buồn sâu thẳm:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa / Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Những khó khăn, gian khổ đôi khi làm người chiến sĩ nản chí, muốn buông xuôi. Và cả sự ra đi, hi sinh của những người đồng chí giống như anh em ruột thịt của mình càng làm cho người lính Tây Tiến đau xót. Cùng nhau chung sống, chiến đấu là thế nhưng lại có người ở người đi thử hỏi sao không khỏi buồn rầu? Nhưng không vì thế mà người chiến sĩ buông xuôi, mà đó là minh chứng cho tấm lòng dạt dào tình cảm yêu thương của họ.
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét / Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Từ láy “chiều chiều, đêm đêm” gợi tần suất thường xuyên, liên tục của những gian khó. Người chiến sĩ luôn phải đối mặt với nguy hiểm rình rập nơi rừng thiêng nước độc bằng tiếng cọp, bằng thác dữ có thể cướp đi sinh mạng của họ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, họ chọn cách đối mặt với chứng bằng sự dí dỏm, hài hước bằng cách coi như đó là những lời trêu đùa bên tai để cố gắng, vững tin chiến đấu.
Không chỉ nhớ về khó khăn, gian khổ, người lính Tây Tiến còn nhớ về những kỉ niệm cùng người dân ở vùng đất nơi mình đi qua:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói / Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Người chiến sĩ nhớ về ngày mùa ở Mai Châu, những gia đình lên khói nấu cơm đầu mùa, những hương vị nếp xôi của và cả những cô gái nơi đây. Tất cả đều là những kỉ niệm vô cùng đẹp đẽ, đáng yêu, đáng trân quý.
Đoạn thơ không chỉ khắc họa thành công vẻ đẹp hào hoa, bi tráng của người lính Tây Tiến mà còn mang đến cho bạn đọc cách nhìn mới mẻ về những con người này. Bằng thể thơ tự do, những miêu tả sáng tạo, thú vị, giọng điệu hài hước, vui tươi, nhà thơ đã làm nên một tác phẩm giàu ý nghĩa và đậm tính nhân văn.
Chiến tranh đã lùi xa những âm vang của nó thì còn mãi. Tây Tiến chính là một trong những bài ca không thể nào quên của những năm tháng trường kì chống Pháp. Băng bút pháp nghệ thuật kết hợp lãng mạn, Quang dũng đã khăc họa lên bức tranh chân dung người lính cụ Hồ vất vả, gian truân nhưng cũng đầy hòa hoa, lãng mạn, dựng lên bức tượng đài về người anh hùng trong chiến đấu. Bài thơ khép lại nhưng âm điệu vẫn mãi vang vọng trong tâm hồn ta. Nhịp điệu trùng điệp, nét lãng mạn hào hùng của bài thơ để lại dấu thiêng liêng trong chúng ta. Đó là Tây tiến!
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK