Trang chủ Sinh Học Lớp 11 Nguyễn nhân và triệu chứng và cách phòng tránh VerPoint...

Nguyễn nhân và triệu chứng và cách phòng tránh VerPoint Slide Show - [Bài 9. Hồ hấp ở đồng vật] - PowerPoint Bệnh thường gặp Viêm đường hô hấp cấp do vir

Câu hỏi :

Nguyễn nhân và triệu chứng và cách phòng tránh

image

Nguyễn nhân và triệu chứng và cách phòng tránh VerPoint Slide Show - [Bài 9. Hồ hấp ở đồng vật] - PowerPoint Bệnh thường gặp Viêm đường hô hấp cấp do vir

Lời giải 1 :

1. -n/nhân

+ Virus SARS-CoV: là một chủng của coronavirus, nguyên nhân gây ra bệnh SARS. Trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 7 năm 2003, bệnh SARS đã bùng nổ tại Hồng Kông và nhanh chóng trở thành đại dịch của toàn thế giới với hơn 8.422 ca mắc và 916 người chết (theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO).

+ Virus MERS-CoV: gây Hội chứng Hô hấp Trung đông (Middle East Respiratory Syndrome, MERS) là một căn bệnh hô hấp cấp tính nghiêm trọng với các triệu chứng sốt, ho và khó thở. Những triệu chứng khác bao gồm tiêu chảy, mắc ói và ói mửa. Những biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi và suy thận có thể xuất hiện. Từ /2012 đến cuối tháng 11/2019, cả thế giới ghi nhận 2494 ca mắc bệnh, trong đó có 858 trường hợp tử vong (tỷ lệ 34,4%)

+ Rhinovirus: gây viêm phổi ở trẻ em do cảm lạnh.

+ Virus hợp bào hô hấp RSV: gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản. Đối tượng có nguy cơ cao mắc virus RSV là trẻ em, người già bị cảm lạnh hoặc suy giảm miễn dịch.

+ Adenovirus: là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, Adenovirus còn có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác như viêm kết mạc, viêm dạ dày ruột và viêm phổi ở trẻ em với tỷ lệ tử vong từ 8% đến 10%.

-triệu chứng

+ Một số triệu chứng bệnh phổ biến của bệnh như: tắc nghẽn ở các xoang mũi hoặc ở phổi, chảy nước mũi, ho, đau cổ họng, đau nhức toàn thân, mệt mỏi, sốt cao trên 39 độ C và ớn lạnh, chóng mặt, khó thở.

+ Ở người bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2, virus chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới và dẫn đến một loạt những triệu chứng có thể dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường như sốt, ho, khó thở, đau cơ, mệt mỏi. Nếu không phát hiện và sớm điều trị, bệnh có thể tiến triển nặng hơn gây viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh có thể dẫn đến tử vong.

- cách phòng tránh

+ Hạn chế tiếp xúc với người bệnh viêm đường hô hấp cấp. Khi cần thiết cần phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét.

+ Người có triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến những nơi đông người, và cần phải thông báo ngay cho các cơ quan y tế khi xuất hiện triệu chứng.

+ Rửa tay thường xuyên với nước rửa tay khô hoặc xà phòng, súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng. Tránh đưa tay lên mắt mũi miệng đề phòng bị lây nhiễm bệnh.

+ Không khạc nhổ bừa bãi, cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn tay hoặc ống tay áo để giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp.

+ Không du lịch ở vùng có dịch bệnh.

+ Tránh tiếp xúc với những động vật nuôi hoặc hoang dã.

+ Tăng cường thông thoáng khí nhà ở, thường xuyên lau các bề mặt tiếp xúc của đồ vật trong nhà như tay nắm cửa, bàn, ghế bằng các chất tẩy rửa và dung dịch khử khuẩn.

+ Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ và luyện tập thể thao thường xuyên

2.-nguyên nhân

+Phản ứng dị ứng với thứ gì đó, chẳng hạn như bụi, nấm mốc, phấn hoa, cỏ, cây cối và động vật,…

+Nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường.

+Hít thở không khí rất khô hoặc bẩn.

+Người lớn tuổi đôi khi lớp niêm mạc mũi mỏng hoặc bị cứng gây viêm mũi.

+Một số loại thuốc (các chế phẩm không kê đơn và kê đơn khác nhau).

+Thay đổi nội tiết tố hoặc mang thai.

+Uống rượu đặc biệt là rượu vang đỏ.

+Viêm hoặc kích ứng trong mũi không liên quan đến dị ứng.

-triệu chứng

+Nghẹt mũi

+Sổ mũi

+Ngứa mũi, họng, mắt và tai

+Chảy dịch mũi sau

+Hắt xì

+Ho

+Viêm họng

+Chảy nước mắt

+Ngủ ngáy

+Đau đầu

+Đau mặt

+Giảm khứu giác, vị giác hoặc thính giác.

- cách phòng tránh

+Tránh các tác nhân gây bệnh hoặc khiến các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng

+Không lạm dụng thuốc thông mũi

+Liên hệ lại với bác sĩ nếu việc điều trị không hiệu quả. Bác sĩ có thể thực hiện các thay đổi để cách trị viêm mũi có hiệu quả tốt hơn.

3. -n/nhân

+Viêm họng do virus :Adenovirus,Các virus cúm,Epstein-Barr virus,Herpes simplex virus,Các loại virus khác...

+Viêm họng do vi khuẩn

+Viêm họng do các nguyên nhân không nhiễm trùng

-triệu chứng

+Đau họng, khô và rát họng

+Triệu chứng cúm: hắt hơi, sổ mũi, ho, đau đầu, đau cơ toàn thân, chán ăn..

+Nổi hạch, phát ban, buồn nôn, nuốt khó

-phòng tránh

+Rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với bệnh nhân

+Tránh tiếp xúc quá gần người bệnh, mang khẩu trang y tế để dự phòng lây nhiễm

+Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh

+Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh

+Tránh hút thuốc

+Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm

4. -n/nhân :Virus,vi khuẩn, tiếp xúc hóa chất,sức đề kháng kém, trào ngược dạ dày, khói thuốc lá,thời tiết,...

-triệu chứng

+Ho: Người bị viêm phế quản cấp thường bị ho liên tục, ho khan, ho có đờm. Khi ho, có thể kèm theo triệu chứng đau tức ngực, chảy nước mũi.
+Đau họng: Cổ họng của người bệnh có thể sưng to, ngứa rát và đau khi nuốt.
+Tiết đờm: Phản ứng viêm thường gây nên tình trạng tiết dịch đờm. Đờm có thể có màu xanh, vàng hoặc trắng.
+Sốt: Người bệnh có thể bị sốt theo từng cơn hoặc sốt liên tục. Tuy nhiên, cũng có người không bị sốt.
+Thở khò khè: Thành phế quản bị sưng, viêm, phù nề dẫn đến hẹp lòng phế quản. Do đó, khi thở, không khí đi qua khe hẹp nên sẽ phát ra tiếng khò khè.
+Mệt mỏi: Khi bị bệnh, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, uể oải.
+Biểu hiện khác: Ngoài những triệu chứng kể trên, người bị viêm phế quản cấp còn có các triệu chứng khác như khó thở, thở nhanh.

-phòng chống

+Tránh tiếp xúc với chất kích ứng. Không hút thuốc chủ động và tránh khói thuốc. Mang khẩu trang khi không khí bị ô nhiễm hoặc nếu phải tiếp xúc với hóa chất như sơn hay chất tẩy rửa gia dụng có mùi hóa chất.
+Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng. Không khí ấm áp và ẩm giúp giảm ho cũng như làm lỏng chất nhờn ở đường hô hấp. Tuy nhiên, bạn nên làm sạch máy làm ẩm theo khuyến nghị của nhà sản xuất để tránh sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc trong ngăn chứa nước.
+Uống thuốc giảm đau và hạ sốt thông thường như acetaminophen và ibuprofen.
Giữ ấm vùng mũi, ngực khi trời lạnh.
+Hít thở chậm, sâu. Hãy thử mím môi, chỉ chừa một khoảng nhỏ ở miệng và thở sâu. Thở theo cách này giúp làm chậm nhịp thở, khiến người bệnh dễ chịu hơn. Lặp lại kỹ thuật này sẽ giúp làm tăng áp suất không khí trong đường hô hấp.

5.-n/nhân: viêm phổi do vi khuẩn,viêm phổi do virus, viêm phổi do nấm,viêm phổi do hóa chất, viêm phổi mắc phải ở bệnh viện, viêm phổi do hít thở

- triệu chứng

+Đau ngực khi thở hoặc ho
+Ho, ho khan, ho có đờm
+Sốt trên 38 độ, đổ mồ hôi và ớn lạnh
+Mệt mỏi, uể oải và chán ăn
+Thở nhanh, khó thở khi gắng sức
+Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy

+Ho ra máu
+Đau đầu
+Đau cơ và đau khớp
+Ở người cao tuổi có thể bị lú lẫn hoặc thay đổi ý thức

-phòng tránh

+Tiêm chủng vắc xin phòng viêm phổi

+Xây dựng chế độ sinh hoạt – dinh dưỡng lành mạnh, khoa học

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. Hãy khám phá và hiểu biết sâu sắc về sự sống xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK