Trang chủ Địa Lý Lớp 9 Trình bày các xu hướng mới trong thương mại và...

Trình bày các xu hướng mới trong thương mại và du lịch câu hỏi 6516317

Câu hỏi :

Trình bày các xu hướng mới trong thương mại và du lịch

Lời giải 1 :

  Thương mại điện tử: Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ, với tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ngày càng tăng. Theo báo cáo của Statista, doanh số bán lẻ thương mại điện tử toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt 5,44 nghìn tỷ USD vào năm 2023.

Trí tuệ nhân tạo (AI): AI đang được ứng dụng rộng rãi trong thương mại, từ tự động hóa quy trình đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Ví dụ, các nhà bán lẻ đang sử dụng AI để đề xuất sản phẩm phù hợp với từng khách hàng, trong khi các nhà sản xuất đang sử dụng AI để cải thiện hiệu quả sản xuất.

Nền kinh tế chia sẻ: Nền kinh tế chia sẻ đang phát triển nhanh chóng, cho phép mọi người chia sẻ tài sản và dịch vụ với nhau. Ví dụ, các nền tảng như Airbnb và Uber cho phép mọi người chia sẻ không gian sống và phương tiện giao thông.

Du lịch an toàn: Du lịch an toàn là một ưu tiên hàng đầu đối với du khách sau đại dịch COVID-19. Các doanh nghiệp du lịch đang áp dụng các biện pháp an toàn mới, chẳng hạn như yêu cầu xét nghiệm COVID-19 và đeo khẩu trang.

Du lịch an toàn: Du lịch an toàn là một ưu tiên hàng đầu đối với du khách sau đại dịch COVID-19. Các doanh nghiệp du lịch đang áp dụng các biện pháp an toàn mới, chẳng hạn như yêu cầu xét nghiệm COVID-19 và đeo khẩu trang.

Du lịch cá nhân hóa: Du khách ngày càng mong muốn có những trải nghiệm du lịch cá nhân hóa. Các doanh nghiệp du lịch đang sử dụng dữ liệu khách hàng để tạo ra các gói du lịch phù hợp với sở thích và nhu cầu của từng cá nhân.


Du lịch trải nghiệm: Du khách ngày càng tìm kiếm những trải nghiệm du lịch mới mẻ và mang tính giáo dục. Các doanh nghiệp du lịch đang cung cấp các hoạt động và dịch vụ mang đến cho du khách cơ hội học hỏi và khám phá các nền văn hóa mới.

#TuanKoVui

Lời giải 2 :

Xu Hướng mới trong du lịch

Du lịch an toàn

Các hãng hàng không, dịch vụ du lịch biển, khách sạn, nhà hàng hay quán bar, kể từ khi bùng phát COVID đã đặt các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh lên hàng đầu. Biểu hiện như tăng cường dọn dẹp vệ sinh, gia tăng khoảng cách giữa các vị trí ngồi, sử dụng gel rửa tay và đeo khẩu trang ở mọi nơi,… Đây chính là một phần quan trọng của tiếp thị du lịch nhằm giữ an toàn cho khách hàng, vì không ai muốn mình bị cách ly sau chuyến du lịch.

 2. Tập trung vào các dịch vụ giải trí

Dịch bệnh COVID đã buộc các quốc gia áp dụng biện pháp hạn chế đi lại, nhiều doanh nghiệp khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà và sử dụng tính năng gọi video. Theo đó, các sự kiện kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng và các xu hướng du lịch cũng chuyển sang phục vụ khách hàng có nhiều thời gian nhàn rỗi. Tùy thuộc vào loại hình,  doanh nghiệp có thể tạo các dịch vụ tập trung vào nhóm gia đình, cặp đôi hoặc nhóm bạn bè. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên chú ý vào phản ứng của các đối thủ cạnh tranh, đánh giá cách làm của họ, có mang đến cảm hứng sáng tạo mới cho doanh nghiệp mình hay không.

3. Thanh toán điện tử

Việc thanh toán điện tử không tiếp xúc đã xuất hiện từ lâu khi nói về việc ứng công nghệ trong du lịch, nhất là sự xuất hiện của Google Pay và Apple Pay đã giúp phát triển lên tầm cao mới. Tại Việt Nam, các ví thanh toán điện tử đang dần trở nên thông dụng như VNPay, MOMO, Viettel Pay, VNPT Pay,… Theo đó, khách hàng không cần phải mang theo thẻ tín dụng để thanh toán các chi phí., do vậy giảm giảm thiểu việc tiếp xúc, va chạm và rút ngắn thời gian nhận, trả phòng và các giao dịch cũng được thực hiện một cách nhanh chóng.

4. Tìm kiếm và điều khiển bằng giọng nói

Nhờ vào các trợ lý di động như Siri, Google Assistant và Bixby, ngày càng có nhiều khách hàng du lịch tìm kiếm bằng giọng nói. Nếu doanh nghiệp muốn có khách hàng phải thiết kế cấu trúc nội dung trang web của mình hợp lý để các nội dung này sẽ được xuất hiện trong tìm kiếm của khách hàng. Trên thế giới xu hướng sử dụng dịch vụ trên internet liên quan đến các chuyến đi và hoạt động du lịch ngày càng tăng. Tại Việt Nam, theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Q&Me, có 88% khách du lịch tra cứu thông tin qua mạng, trong đó 35% thường xuyên sử dụng internet để tìm kiếm thông tin du lịch. Thông tin du lịch trong nước được tìm kiếm thường liên quan đến điểm đến, khách sạn, nhà hàng, kinh nghiệm du lịch… Những yếu tố này là nền tảng thuận lợi để du lịch Việt Nam phát triển ngành du lịch trong CMCN 4.0.

5. Xu hướng du lịch thực tế ảo

Thực tế ảo (Virtual Reality – VA) là một trong những xu hướng du lịch đột phá và mang lại lợi thế. Thông qua các chuyến tham quan thực tế ảo trực tuyến, khách hàng có thể trải nghiệm nội thất khách sạn, nhà hàng, các điểm du lịch ngoài trời từ nhà của họ. Dịch vụ này được thiết kế thông qua sử dụng website, chất lượng của chuyến tham quan thực tế ảo được cải thiện thông qua tai nghe thực tế ảo đi kèm.

6. Robot, chatbots và tự động hóa

Xu hướng du lịch này có thể kể đến là việc các khách sạn trang bị các robot có thể thực hiện một số nhiệm vụ lễ tân hoặc phục vụ đồ ăn, thức uống cho khách. Hơn thế, nhiều khách hàng còn có thể đặt các chuyến du lịch và chỗ nghỉ thông qua hỗ trợ của internet chatbots, trí tuệ nhân tạo,… chúng có thể hỗ trợ khách hàng khi nhân viên vắng mặt.

7. Thực tế tăng cường

Thực tế tăng cường (Augmented Reality – AR)  mô phỏng toàn bộ môi trường và trải nghiệm, kết hợp thế giới thực và các yếu tố ảo. Một ví dụ quen thuộc là trò chơi Pokémon Go, trong đó các sinh vật tưởng tượng được xếp chồng lên theo thời gian thực trong không gian của người chơi. Trong ngành du lịch, ứng dụng này rất hữu ích, nó cho phép hiển thị các thông tin về khu vực khách du lịch đang khám phá, đó có thể là lịch sử về các tòa nhà và địa danh, hoặc danh sách thực đơn của các địa điểm giải trí và quán ăn. Các bảo tang cũng có thể sử dụng ứng dụng này nhằm giúp du khách trải nghiệm ngắm nhìn các đồ tạo tác với hình dáng ban đầu của chúng. Ngoài ra, công nghệ này có thể ứng dụng đối với sử dụng các bản đồ ảo.

Xu hướng mới trong thương mại

Xu hướng phát triển thương mại quốc tế ngày nay

Các quốc gia trên thế giới hiện nay dù lớn hay nhỏ, sớm hay muộn đều đi theo xu hướng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế giới, đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại là một trong những lĩnh vực được coi là trọng tâm. Đặc điểm nổi bật về xu hướng phát triển thương mại quốc tế ngày nay là:

1. Nội dung hoạt động thương mại rộng lớn mang tính quốc tế, chi phối hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội. Do đó, thương mại ngày nay không chỉ là những hoạt động mua bán sản phẩm hàng hóa vật thể mà còn bao gồm cả những hành vi mua bán và dịch vụ phi vật thể, tất cả đều nhằm thu lợi nhuận.

2. Hình thành các loại hình công ty, tập đoàn lớn, công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia, với phạm vi hoạt động không biên giới và hình thành các tổ chức, hiệp hội thương mại khu vực và toàn cầu. Phạm vi tác động của thương mại quốc tế ngày nay mang ý nghĩa vô cùng sâu rộng, bao gồm nhiều thành phần thương mại, nhiều thương nhân và hợp thành mạng lưới chằng chịt các loại hình kinh doanh và dịch vụ; vừa liên doanh, liên kết, vừa tự do hoá, vừa độc quyền, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, vừa bình đẳng và không bình đẳng trong kinh doanh, đều cùng nhau tham gia hoạt động mua bán và dịch vụ trên thị trường, trên cơ sở hành lang pháp luật quốc gia và luật lệ quốc tế.

3. Xu thế liên doanh liên kết thương mại song phương, đa phương, bình đẳng ngày càng mở rộng và không ngừng phát triển. Đặc điểm kinh doanh thương mại ngày nay gồm hai chiều hướng: Một là, kinh doanh chuyên ngành, theo một sản phẩm hay một thương hiệu nhất định thành một hệ thống trên toàn cầu. Hai là, tổ chức mô hình những công ty, tập đoàn kinh doanh tổng hợp với nhiều loại hình, nhiều hàng hóa và dịch vụ khác nhau để nâng cao ưu thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường khu vực và thị trường thế giới.

4. Tự động hóa, hiện đại hóa, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, mua bán qua mạng, hoạt động kinh doanh và dịch vụ mang tính phổ biến và ngày càng phát triển.

5. Do cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, thương mại không ngừng cải tiến phương thức phục vụ hiện đại và luôn luôn đổi mới dịch vụ theo xu hướng lấy người tiêu dùng làm trọng tâm và coi khách hàng như "thượng đế".

Luật sư tư vấn pháp luật 

II. Một số vấn đề đặt ra Việt nam cần quan tâm

Từ những đặc điểm trên đây của thương mại trong thời đại ngày nay và đặc biệt là khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO, đặt ra cho nước ta một số vấn đề phải đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển quan hệ thương mại quốc tế:

Một là, phải có chính sách thương mại đúng đắn, phù hợp nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh thông qua quan hệ buôn bán quốc tế để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường khu vực và thị trường thế giới cho mình.

Lợi thế so sánh là những điều kiện và khả năng thuận lợi (hoặc khó khăn) của một nước này so với nước khác trong việc sản xuất cùng một loại sản phẩm hàng hóa hay kinh doanh và dịch vụ thương mại trong những thời điểm nhất định, nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất cho mỗi quốc gia.

Lợi thế so sánh thương mại quốc tế bao gồm ba loại: lợi thế so sánh tự nhiên vốn có, lợi thế so sánh nảy sinh do sự phát triển của lực lượng sản xuất và lợi thế so sánh phát sinh do đổi mới chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý Nhà nước. Khi nói về lợi thế tuyệt đối, A-đam Xmít, nhà kinh tế học cổ điển, cho rằng một nước chỉ nên sản xuất những loại hàng hóa sử dụng tốt nhất các loại tài nguyên sẵn có của họ để có lợi nhuận cao nhất. Việc tiến hành trao đổi giữa các quốc gia phải tạo ra lợi ích cho cả hai bên, nếu một quốc gia có lợi còn quốc gia khác bị thiệt thì họ sẽ từ chối tham gia vào thương mại quốc tế.

Khi tham gia trao đổi mua bán thương mại quốc tế, các quốc gia phải biết lựa chọn sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa có lợi thế so sánh tốt nhất và nhập khẩu những hàng hóa mà mình sản xuất bất lợi nhất. Đây cũng là một bài học mà chúng ta đã rút ra qua hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế. Một số sản phẩm của nước ta đang có lợi thế tuyệt đối trên thị trường quốc tế cần phải đẩy mạnh xuất khẩu.

Hai là, lựa chọn mặt hàng và thị trường có lợi nhất cho mình để phát triển và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.

Trong quan hệ thương mại thế giới, cần đa phương hóa, linh hoạt hoá thị trường, mở rộng buôn bán với nhiều nước. Song ở giai đoạn trước mắt đối với nước ta kinh tế chưa phát triển cao, các điều kiện về khoa học – kỹ thuật còn nhiều hạn chế, khả năng cạnh tranh còn yếu, cần lựa chọn những mặt hàng có chất lượng cao xây dựng thành thương hiệu quốc tế và những thị trường có khả năng và ưu thế riêng đối với mình để khai thác và tham gia xuất, nhập khẩu buôn bán thương mại, dịch vụ, trên cơ sở đó từng bước giành chỗ đứng trên thị trường thế giới.

Ba là, hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt động thương mại cả ở thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Đây là vấn đề hết sức cần thiết để phát triển lành mạnh thị trường trong nước làm cơ sở hậu phương cho phát triển thị trường ngoài nước. Thị trường trong nước phát triển vững chắc là điều kiện quan trọng để mở rộng thị trường ra ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu và chủ động nhập khẩu của nước ta, ngược lại thị trường ngoài nước được phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thị trường trong nước phát triển mạnh hơn, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống.

Bốn là, thực hiện tốt các cam kết với WTO và các cam kết song phương khác về thương mại. Việc này chỉ có lợi cho ta, một mặt chứng tỏ với thế giới rằng Việt Nam là nước làm ăn nghiêm chỉnh đúng luật, đúng cam kết; mặt khác tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới và đặc biệt là của tổ chức thương mại thế giới WTO, khi chúng ta gặp phải những khó khăn, rào cản và tranh chấp về thương mại quốc tế.

Năm là, phát huy tốt vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước về thương mại.

Để phát huy đến mức cao nhất lợi thế so sánh thương mại, thì điều quan trọng là phải có những con người quản lý có tri thức mới về thương mại, cùng với những cơ chế, chính sách thương mại đúng đắn phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong thời kỳ mới và phù hợp xu thế phát triển và hội nhập kinh tế – thương mại khu vực và thế giới. Do vậy, vấn đề cốt lõi để thực hiện mục đích trên là phải nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng quản lý Nhà nước đối với thương mại trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Nhà nước phải làm tốt chức năng quản lý kinh tế vĩ mô nói chung và quản lý hoạt động thương mại quốc tế nói riêng.

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trò là người định hướng chiến lược, quy định khung pháp luật, đề ra những mục tiêu chung cho sự phát triển, công bằng, thống nhất điều hoà các quyền lợi chung và cá nhân.

Nhìn chung các nước hiện nay, kể cả các nước đã phát triển và các nước chậm và đang phát triển đều coi trọng việc kết hợp giữa cơ chế thị trường tự do và sự điều tiết của Nhà nước trong quản lý kinh tế thị trường để nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

Đẩy mạnh phát triển thương mại và dịch vụ quốc tế là xu hướng tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, nhất là các nước đã phát triển; do năng lực sản xuất ngày càng lớn, cho nên luôn luôn ở tình trạng thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất. Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng mở rộng và cạnh tranh thị trường thế giới ngày càng gay gắt là tất yếu. Trong tình hình đó, để có lợi thế trong quan hệ thương mại thế giới, chen chân được vào thị trường thế giới và bảo đảm không thất bại thì nước ta cần có những chính sách thương mại quốc tế khôn ngoan, linh hoạt, mềm dẻo, vừa phù hợp với điều kiện của nước mình, vừa phù hợp thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo luật pháp quốc gia, vừa đảm bảo luật lệ của "sân chơi" thị trường quốc tế.

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK