Thí sinh có thể giải quyết theo hướng sau:
Dàn ý tham khảo:
A. Mở bài:
Giới thiệu về tác phẩm và đoạn trích: Tác phẩm “Truyện Kiều” là một kiệt tác của tác giả Nguyễn Du. Ông đã đóng góp cho nền thi ca Việt Nam một tác phẩm tuyệt vời có sức sáng tạo, vang xa tới nhiều thế hệ sau.
- Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều.
- Tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh ngụ tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau.
- Giới thiệu đoạn thơ.
B. Thân bài:
- Giới thiệu qua về hoàn cảnh của Thúy Kiều vì đâu mà nàng lại có mặt tại lầu Ngưng Bích này: Sau khi gia đình lâm biến và bị Mã Giám Sinh dùng mưu hèn kế bẩn, gạ gẫm lừa tình rồi bị bán vào thanh lâu, Thúy Kiều đã định tự kết liễu đời mình, nhưng kế hoạch của nàng không thành công.
- Tác giả đưa nhịp bài thơ nhanh hơn, chuyển hướng tâm trạng của Thúy Kiều hồi tưởng lại những ngày xưa bình yên hạnh phúc.
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
- Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục này người nàng nhớ về đầu tiên chính là chàng Kim Trọng, nhớ người đã thề hẹn ước nguyện với nàng.
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?”
- Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng nghĩ về những người sinh thành ra mình, cảm thấy xót xa.
Kiều lo lắng vì hiện thời ở nhà hai em vẫn còn thơ ngây và cha mẹ không lấy ai phụng dưỡng. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”trong câu hỏi tu từ" Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?” nói rõ sự lo lắng của Kiều. Các điển tích “sân Lai”, “gốc tử” đều nói đúng tâm trạng nhớ thương và lòng hiếu thảo đó của Kiều.
Từ khi xa nhà đến nay “Sân Lai cách mấy nắng mưa”, có lẽ “nắng mưa” (hoán dụ chỉ thời gian) đã làm cho cảnh quê nhà thay đổi nhiều. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa diễn tả được thời gian xa cách, vừa nói lên được sức mạnh tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với cảnh vật và con người.
Và rồi nàng tưởng tượng cảnh đổi thay lớn nhất là “gốc tử đã vừa người ôm”, nghóa là cha mẹ ngày một thêm già yếu, mà nỗi xót thương và lo lắng ở nàng càng thêm bội phần.
→ Trong cảnh ngộ hiện tại ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất. Thế mà, nàng đã quên cảnh ngộ của mình để ngó về người thân, thế mới biết Kiều là con người vị tha. Điều đó cũng dễ hiểu thôi: Kiều quên mình để chỉ nghó về Kim Trọng, bởi Kiều là người tình thủy chung. Kiều quên mình để nghó về cha mẹ, bởi Kiều là người con hiếu thảo.
C. Kết bài: số phận hẩm hiu của Kiều khi bị bán đến lầu xanh. Ở đây, Kiều buồn tủi, nhớ thương người yêu và gia đình, qua đoạn trích ta thấy được Kiều là một người chung thủy và rất có hiếu.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK