Hỗn hợp A gồm một axit no, hở, đơn chức và hai axit không no, hở

Câu hỏi :

Hỗn hợp A gồm một axit no, hở, đơn chức và hai axit không no, hở, đơn chức (gốc hiđrocacbon chứa một liên kết đôi), kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch NaOH 2,0 M. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1,0 M được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72 gam. Phần trăm khối lượng của axit không no có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp A là

A. 35,52%.

B. 40,82%.

C. 44,24%.

D. 22,78%.

* Đáp án

D

* Hướng dẫn giải

Đáp án D

nNaOH dư = 0,3(mol); nNaOH = nHCl = 0,l(mol)

=> nNaOH phản ứng = naxit = 0,2 (mol)

Gọi công thức chung của các axit là RCOOH

=> Cô cạn D thu được hỗn hợp muối gồm 0,2 mol RCOONa và 0,1 mol NaCl

mRCOONa=22,89-0,1.58,5=17,04(g) 

Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng ta có:

 mRCOONa=maxit+22naxit maxit=12,64(g)

Gọi số mol CO2 và H2O khi đốt cháy A lần lượt là x, y(mol)

Khi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH đặc thì khối lượng bình tăng chính là tổng khối lượng của CO2 và H2O => 44x + 18y = 26,72(g) (1)

Lại có: maxit = mC + mH + mO = 12nCO2+2nH2O + 16n O trong axit

Vì axit đơn chức => nO trong axit = 2naxit = 0,4(mol)

=> 12,64 = 12x+2y+16.0,4 => 12x+2y = 6,24 (2)

(1) (2) suy ra x = 0,46(mol); y = 0,36(mol)

Khi đốt cháy A ta thấy

nCO2-nH2O=naxit không no=0,1(mol) naxit no=0,1(mol) 

Vì axit không no có ít nhất 3 nguyên tử C trong phân tử

nCO2 do đt cháy axit không no>0,3(mol)nCO2 do đt cháy axit no<0,16(mol)

=> axit không no chỉ có thể là HCOOH

nCO2 do đt cháy axit no=0,1(mol)nCO2 do đt cháy axit không no=0,36(mol)

=> 2 axit không no là C2H3COOH và C3H5COOH.

Gọi số mol của chúng lần lượt là a,b(mol) 

a+b=0,13a+4b=0,36a=0,04b=0,06Vy %mC2H3COOH =0,04.7212,64 

Chú ý: Ta thấy câu này tương tự như câu 9 nhưng điểm khác là hỗn hợp gồm 1 axit no và 2 axit không no; điểm khác thứ hai là bài toán đã cho đốt cháy hỗn hợp axit ban đầu chứ không phải đốt cháy hỗn hợp muối do đó đơn giản hơn và có định hướng giải rõ ràng hơn rất nhiều

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK