Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Lên men bánh mì
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Thực hiện được quy trình lên men bánh mì.
- Giải thích được quá trình lên men bánh mì.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Nguyên liệu: 250 g bột mì, 5 g men bánh mì, 160 mL nước đun sôi để nguội, 2 g muối, 16 g đường.
- Dụng cụ: dao nhỏ, thìa, khay inox (20 × 27 cm) phủ giấy nến, bình đựng nước, bát inox có đường kính miệng khoảng 30 cm, găng tay.
- Thiết bị: lò nướng hoặc tủ sấy.
3. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Trộn đều muối, men bánh mì và đường với 160 mL nước.
- Bước 2: Bổ sung dần dung dịch ở bước 1 vào bát bột và dùng tay trộn đều cho đến khi bột mịn.
- Bước 3: Ủ ở nhiệt độ 28 – 30 oC trong khoảng 20 phút.
- Bước 4: Chia bột thành những phần nhỏ (khoảng 8 phần), tạo hình cho mỗi phần đó.
- Bước 5: Xếp bánh vào các khay và ủ ở nhiệt độ 28 – 30 oC trong khoảng 1 giờ.
- Bước 6: Dùng dao khía mặt bánh và nướng ở 160 oC trong khoảng 25 – 30 phút thu được sản phẩm.
- Bước 7:
+ Quan sát màu sắc vỏ bánh, xác định mùi và vị của bánh mì.
+ Ghi thông tin đặc điểm của bánh mì theo gợi ý như bảng 19.3.
4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
- Kết quả thí nghiệm:
Đặc điểm |
Màu sắc vỏ bánh |
Mùi của bánh |
Vị của bánh |
Bánh mì |
Màu vàng giòn |
Mùi thơm đặc trưng |
Vị ngọt nhẹ |
- Giải thích: Khi ủ, nấm men biến đổi carbohydrate của bột thành rượu và khí CO2. Chính khí CO2 được sinh ra sẽ làm cho bánh phồng lên, mềm và xốp.
5. Kết luận:
- Lên men bánh mì là một ứng dụng quá trình phân giải của nấm men.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK