Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Bài ca chim Ưng” là bài ca cổ mà ông lão Na-dưa Ra-him Ôg-lư (Nadir Ragim Ogly), kể cho nhân vật xưng “tôi” nghe. Câu chuyện xoay...

Câu hỏi :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Trả lời:

a. Các sự kiện chính xảy ra trong văn bản “Bài ca chim ưng”:

- Nhân vật “tôi” năn nỉ ông lão Ra-him kể một bài ca cổ có tên “Bài ca Chim Ưng”.

- Chim Ưng bị thương, rơi xuống khe núi và gặp Rắn Nước.

- Rắn Nước khuyên Chim Ưng thả mình từ miệng vực để có thể lần nữa bay lên bầu trời.

- Chim Ưng thả mình xuống vực nhưng không bay lên được mà bị sóng cuốn đi.

b. Em hãy xác định nội dung tranh luận giữa Chim ưng và Rắn Nước, sau đó, nêu ý kiến đồng ý hay không đồng ý với cách giải quyết vấn đề của tác giả và giải thích vì sao.

Gợi ý trả lời:

- Chim Ưng và Rắn Nước tranh luận với nhau về cuộc sống trên bầu trời.

+ Chim Ưng: trông thấy trời xanh, tự do bay lượn giữa bầu trời là hạnh phúc, thấy Rắn Nước thật khổ thân vì không được gần bầu trời.

+ Rắn Nước: trời chỉ là một chỗ trống, không bò được, ở hẻm núi vửa ấm lại vừa ẩm ướt.

Cuộc tranh luận này cho thấy cả Chim Ưng và Rắn Nước đều có cái nhìn phiến diện, chỉ đứng trên góc nhìn, trải nghiệm, môi trường sống của mình để đánh giá cuộc sống của người khác.

- Cách tác giả giải quyết vấn đề: Để Rắn Nước khuyên Chim Ưng lao từ vực xuống, nhằm nâng đôi cánh lên, sống thêm một ít nữa trong môi trường bầu trời quen thuộc.

- Ý kiến của em về cách tác giả giải quyết vấn đề của Chim Ưng có thể phát biểu theo hai hướng sau:

+ Đồng ý với cách giải quyết của tác giả, vì: Chim Ưng đang hấp hối, nếu không thử lao xuống miệng vực, nó cũng sẽ chết. Lao xuống vực, biết đâu, Chim Ưng có thể bay lượn được thêm một vài giây phút giữa bầu trời. Cách giải quyết này cho thấy Chim ưng rất dũng cảm, khao khát tự do và biết có gắng hết sức để đạt được niềm hy vọng.

+ Phản đối cách giải quyết của tác giả, vì: Chim Ưng bị thương nặng, không thể nào bay lên đươc nữa. Chính vì nó cố chấp lao xuống vực để bay lên mới bị sóng cuốn trôi, chết trong đau đớn và thất vọng. Cách giải quyết này cho thấy Chim Ưng không biết chấp nhận thực tế, mơ mộng viển vông.

c. Trước tiên, em hãy xác định lời của mỗi người kể chuyện trong văn bản Bài ca Chim Ưng, sau, rút ra tác dụng:

Gợi ý trả lời:

TT

Từ câu … đến câu …

Lời lời kể của …

Ngôi kể thứ …

1

Từ “Biển tối sầm, cuồn cuộn những lớp sóng dũng mãnh …” đến “… ông lão bắt đầu kể.”

Người kể chuyện xưng “tôi”

Ngôi kể thứ nhất: Sử dụng từng xưng “tôi”, gọi nhân vật là “ông lão”

2

Từ “Rắn Nước bò lên cao, đi vào núi ..” đến “Và xác Chim không còn tăm tích trên mặt biển mênh mông.”

Người kể chuyện là nhân vật “ông lão”.

Ngôi kể thứ ba: Lời kể được đặt trong ngoặc kép với sự giới thiệu (lời dẫn) của người kể chuyện xưng “tôi”.

3

Từ “Phía xa màu nguyệt bạch của biển cả lặng thinh …” đến :.. một bản hoàn tấu hoàn mĩ của những âm thanh êm ái vô cùng.”

Người kể chuyện xưng “tôi”.

Ngôi kể thứ nhất: Sử dụng từ xưng “tôi”, gọi nhân vật là “ông lão”.

 Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong cách kể chuyện:

- Giúp người đọc phân biệt được hai câu chuyện: câu chuyện nhân vật tôi kể về ông lão Ra-him và câu chuyện về Chim Ưng và Rắn Nước mà ông lão Ra-him kể cho nhân vật tôi nghe.

- Giúp người đọc thấy được sự thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi sau khi nghe câu chuyện về con Chim Ưng dũng cảm, dám chết cho khát vọng được bay lượn trên bầu trời.

- Giúp người đọc phân biệt giữa hai thế giới: thế giới thực tại là câu chuyện của ông lão và nhân vật tôi; thế giới tưởng tượng là câu chuyện mang tính chất triết về Chim Ưng và Rắn Nước.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK