Cơ cấu tổ chức của các mô hình nhà nước nói trên ra sao? Hoạt động quản lí xã hội được tổ chức bằng những công cụ và biện pháp như thế nào?
* Cơ cấu tổ chức của các mô hình nhà nước…:
- Mô hình nhà nước quân chủ tập quyền:
+ Ở trung ương: đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực tối cao. Giúp việc cho vua có nhiều cơ quan chuyên môn, được phân định rõ ràng.
+ Ở địa phương: nhà nước chia địa phương thành nhiều cấp quản lí, cử quan lại cai trị để đảm bảo trật tự trị an.
- Mô hình nhà nước dân chủ cộng hòa:
+ Ở trung ương: Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, nắm quyền lập pháp. Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Toà án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp.
+ Ở địa phương: cả nước được chia thành nhiều cấp hành chính (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, huyện/thành phố trực thuộc tỉnh, xã), mỗi cấp đều đặt dưới sự quản lí của Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Nhân dân.
* Hoạt động quản lí xã hội được tổ chức thông qua các công cụ và biện pháp sau:
- Công cụ quản lí: hiến pháp, pháp luật.
- Biện pháp quản lí: các chính sách, nghị định, nghị quyết,... của Đảng, Quốc hội, Chính phủ,... theo hiến pháp và pháp luật.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK