Vậy di sản văn hoá là gì? Cách phân loại và xếp hạng ra sao? Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc của di sản văn hoá được thực hiện như thế nào?
* Khái niệm di sản văn hoá: là hệ thống những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần, mang tính đặc trưng của một nền văn hóa cụ thể, được lưu giữ và trao truyền qua các thế hệ.
* Cách phân loại di sản văn hóa: có nhiều cách để phân loại di sản văn hoá, tuy nhiên, cách phân loại phổ biến là dựa theo hình thái biểu hiện của di sản văn hoá, theo đó, di sản văn hóa được phân thành hai loại: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
* Cách xếp hạng di sản văn hóa: các di sản văn hoá của Việt Nam được xét duyệt theo những tiêu chí cụ thể về di sản phi vật thể và di sản vật thể. Việc xếp hạng di sản văn hoá chỉ áp dụng cho các di sản văn hoá vật thể, cụ thể là các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
- Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia: là những di sản văn hoá phi vật thể mang tính tiêu biểu cho quốc gia, khi đáp ứng đủ các tiêu chí như có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người…
- Di sản văn hoá vật thể quốc gia:
+ Di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (xếp hạng theo 3 cấp): di tích cấp tỉnh; di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt
+ Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia: là những hiện vật độc bản, độc đáo, có giá trị văn hóa - lịch sử đặc biệt, được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận danh hiệu.
* Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc của di sản văn hoá được thực hiện qua các nhóm giải pháp sau:
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà nước về di sản văn hoá; phân cấp quản lí, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền và nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng để người dân hiểu sâu sắc và toàn diện hơn về di sản, tự hào và trân trọng các giá trị di sản.
- Xử lí nghiêm theo pháp luật các trường hợp vi phạm về công tác bảo vệ và khai thác di sản.
- Sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn lực xã hội hoá, xây dựng cộng đồng trách nhiệm, thu hút các thành phần kinh tế tham gia trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá.
- Đưa dạy học di sản vào trường học thông qua nhiều hình thức như dạy học tại di sản, tham quan, trải nghiệm,... góp phần hình thành ý thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá của mỗi học sinh.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK