Giao lưu với văn hóa phương Đông hay văn hóa phương Tây làm cho văn hoá Việt Nam phong phú hơn? Sự phong phú ấy được thể hiện ở những điểm nào?
Yêu cầu số 1:
- Quá trình giao lưu với văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây đều làm cho văn hoá Việt Nam trở nên phong phú.
- Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm lịch sử, và trong từng lĩnh vực cụ thể của văn hóa, mức độ ảnh hưởng của văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây lại có sự khác biệt. Ví dụ:
+ Thời kì cổ đại cho đến khoảng thế kỉ XV: văn hóa của các cộng đồng dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam có sự tiếp xúc chủ yếu với các nền văn hóa phương Đông, như: Trung Quốc, Ấn Độ, song vẫn mang đậm tính truyền thống.
+ Từ thế kỉ XVI trở đi, văn hóa Việt Nam có sự giao lưu mạnh mẽ với văn hóa phương Tây, mặc dù quá trình giao lưu với văn hóa phương Đông vẫn tiếp diễn và ngày càng phát triển. Những yếu tố mới về văn hóa như tôn giáo, tư tưởng, chữ viết, văn học,... du nhập vào Việt Nam, ban đầu tuy có xung đột với văn hóa truyền thống, song nhanh chóng được cải biên cho phù hợp với văn hóa dân tộc.
+ Ngày nay, với chủ trương mở rộng giao lưu và hội nhập văn hóa, nền văn hóa Việt Nam vẫn tiếp thu mạnh mẽ các tinh hóa văn hóa của nhân loại, trên cơ sở bảo tồn và phát huy nền văn hóa truyền thống.
Yêu cầu số 2: Biểu hiện: sự phong phú của văn hóa Việt Nam khi tiếp xúc với văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây:
- Trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa Việt Nam tiếp thu:
+ Phương thức sản xuất phong kiến từ văn hóa phương Đông.
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từ văn hóa phương Tây.
- Trên lĩnh vực chính trị, văn hóa Việt Nam tiếp thu:
+ Mô hình tổ chức nhà nước quân chủ chuyên chế từ văn hóa phương Đông (ví dụ: tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ ở Việt Nam có sự học hỏi mô hình nhà nước thời Minh ở Trung Quốc).
+ Thể chế dân chủ từ văn minh phương Tây.
- Trên lĩnh tư tưởng - tôn giáo, văn hóa Việt Nam tiếp thu:
+ Nho giáo; Phật giáo; Ấn Độ giáo; chủ nghĩa Tam dân… từ văn hóa phương Đông.
+ Thiên Chúa giáo, Đạo Tin lành; tư tưởng “Tự do - Bình Đẳng - Bác Ái” hoặc Chủ nghĩa Mác - Lênin… từ văn hóa phương Tây.
- Trên lĩnh vực ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa Việt Nam tiếp thu:
+ Chữ Hán, chữ Phạn… từ văn hóa phương Đông.
+ Hệ chữ cái La-tinh; các ngôn ngữ: Anh, Pháp… từ văn hóa phương Tây.
- Trên lĩnh vực kiến trúc - điêu khắc, văn hóa Việt Nam tiếp thu:
+ Các phong cách xây dựng: đền, chùa, tháp, cung điện… từ văn hóa phương Đông (ví dụ: quần thể di tích cố đô Huế ở Việt Nam có sự học hỏi nghệ thuật kiến trúc của Tử Cấm Thành của Trung Quốc).
+ Phong cách xây dựng: cầu đường; nhà ở, nhà hát… từ văn hóa phương Tây (ví dụ: Nhà hát Lớn ở Hà Nội được xây dựng theo kiến trúc Pháp..).
- Ngoài ra, văn hóa Việt Nam còn có sự tiếp thu thành tựu văn hóa phương Đông, phương Tây trên nhiều lĩnh vực khác, như: văn học; pháp luật…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân, bài làm trên mang tính tham khảo.Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK