Hãy phân tích mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Lấy ví dụ minh hoạ.
- Mối quan hệ giữa bảo tồn với phát huy giá trị di sản văn hóa
+ Bảo tồn được coi là cơ sở nền tảng để phát huy giá trị của di sản.
+ Phát huy tốt giá trị của di sản trong đời sống thực tiễn góp phần tạo ra nguồn lực vật chất, tinh thần,... để bảo tồn di sản tốt hơn.
=> Để việc bảo tồn không trở thành gánh nặng và rào cản của sự phát triển, cần giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Ví dụ (lựa chọn di sản: Văn Miếu - Quốc Tử Giám)
+ Các hoạt động bảo tồn hiện vật, cảnh quan kết hợp với tổ chức những sự kiện văn hóa, nghệ thuật đã tạo điều kiện để phát huy giá trị khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
+ Nhờ hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản, năm 2019, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón tiếp được hơn 2 triệu lượt khách tham quan trong nước và quốc tế, tổng thu từ khách du lịch đạt 45,7 tỷ đồng. Một phần nguồn kinh phí từ du lịch đó đã được sử dụng để hỗ trợ cho việc bảo tồn di sản.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảoCâu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK