Vậy di sản văn hóa là gì? Việt Nam có những loại hình di sản nào? Công tác bản tồn và phát huy di sản văn hóa được tiến hành như thế nào? Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân ra sao?
* Khái niệm di sản văn hóa:
- Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau.
- Mỗi cộng đồng đều có những di sản văn hoá riêng, đặc trưng cho cộng đồng đó.
* Các loại hình di sản văn hóa ở Việt Nam:
- Căn cứ trên tiêu chí: khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, các di sản văn hóa được chia thành 2 loại là:
+ Di sản văn hóa vật chất
+ Di sản văn hóa tinh thần.
- Căn cứ trên tiêu chí: hình thái biểu hiện của di sản, các di sản văn hóa được chia thành 2 loại là:
+ Di sản văn hóa vật thể
+ Di sản văn hóa phi vật thể
* Các giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa:
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản
- Đầu tư cho cơ sở vật chất
- Tăng cường biện pháp bảo vệ di sản
* Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân:
- Nhà nước:
+ Ban hành các văn bản pháp quy về di sản văn hoá.
+ Tổ chức, quản lí di sản văn hoá.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá.
+ Đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Tổ chức xã hội:
+ Thực hiện quản lí di sản văn hoá theo phân cấp
+ Cung cấp nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Nhà trường:
+ Đào tạo, nâng cao nhận thức của người học về giá trị di sản văn hoá.
+ Phát huy giá trị di sản văn hoá thông qua các hoạt động giáo dục.
+ Tham gia nghiên cứu để nhận diện rõ hơn các giá trị của di sản; đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
- Cộng đồng:
+ Trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
+ Khai thác, sử dụng di sản văn hoá hợp lí vì mục tiêu phát triển bền vững.
+ Giao lưu, quảng bá các giá trị của di sản văn hoá.
- Công dân:
+ Chấp hành luật pháp, chính sách, quy định về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá.
+ Trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
+ Sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia bảo tồn, phát huy giá trị của di sản.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK