Em hãy cùng nhóm bạn tìm hiểu và giới thiệu về một bộ thông sử Việt Nam hoặc thế giới.
(*) Lựa chọn: Giới thiệu về bộ “Lịch sử Việt Nam” do Viện sử học Việt Nam biên soạn
- Bộ sách “Lịch sử Việt Nam”, gồm 15 tập, dày gần 10.000 trang, bao quát nền lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000, do đội ngũ cán bộ của Viện Sử học Việt Nam biên soạn trong hơn 9 năm.
- Về phân kỳ lịch sử và phân chia các tập: Bộ Lịch sử Việt Nam được kết cấu theo các thời kỳ:
+ Thời kỳ cổ - trung đại (từ thời tiền sử đến năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam);
+ Thời kỳ cận đại (thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và biến Việt Nam thành thuộc địa đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công)
+ Thời kỳ hiện đại (cũng có thể gọi là thời kỳ đương đại, kể từ khi đất nước giành được độc lập và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay).
- Từng tập của bộ sách này sẽ tóm tắt các sự kiện lịch sử theo từng giai đoạn, cụ thể:
+ Lịch Sử Việt Nam Tập 1: Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X do PGS.TS. Vũ Duy Mền chủ biên. Tập sách được biên soạn công phu, với 9 chương. Tập sách này trình bày một cách khách quan về lịch sử Việt Nam: từ khi xuất hiện con người xuất hiện, đến sự phát triển liên tục của các nền văn hóa bản địa thuộc ba trung tâm: Văn hóa Đông Sơn; Văn hóa Sa Huỳnh; Văn hóa Đồng Nai - Văn hóa Tiền Óc Eo Nam Bộ; bên cạnh đó, cuốn sách cũng phản anh cuộc đấu tranh bền bỉ, lâu dài, nhiều hi sinh, gian khổ chống Bắc thuộc, chống Hán hóa thắng lợi, giành lại quyền độc lập, tự chủ, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta.
+ Lịch Sử Việt Nam Tập 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV do PGS.TS. Trần Thị Vinh chủ biên. Tập sách gồm có 11 chương, viết về ba thời kỳ lịch sử lớn của dân tộc: Thời kỳ thứ nhất ứng với các họ Khúc - Dương - Ngô - Đinh - Tiền Lê (thế kỷ X); Thời kỳ thứ hai: Đại Việt thời Lý (thế kỷ XI - đầu thế kỷ XIII); Thời kỳ thứ ba: Đại Việt thời Trần (đầu thế kỷ XIII - cuối thế kỷ XIV), và một chương 12 viết về Vương quốc Champa (thế kỷ X-XIV). Với tập sách này, lịch sử đất nước được nghiên cứu, biên soạn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
+ Lịch Sử Việt Nam Tập 3: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI do PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn chủ biên. Tập sách gồm 10 chương, trình bày một cách bao quát toàn bộ quá trình diễn biến của lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVI với những sự kiện trọng yếu về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của các triều Hồ, Lê sơ, Mạc.
+ Lịch Sử Việt Nam Tập 4: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII do PGS.TS. Trần Thị Vinh chủ biên. Tập sách được bắt đầu từ sau sự kiện triều Mạc bị lật đổ (1529) đến hết triều Tây Sơn, phản ánh diễn biến lịch sử của đất nước trên các mặt chính trị - xã hội, kinh tế và văn hóa trong hai thế kỷ XVII và XVIII.
+ Lịch Sử Việt Nam Tập 5: Lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1858 do TS. Trương Thị Yến chủ biên. Tập sách được chia làm 10 chương, với các nội dung: Triều Nguyễn thiết lập nhà nước quân chủ chuyên chế; Hệ thống quản lý hành chính các địa phương; Tổ chức hành chính, xã hội và chính sách của Nhà nước đối với làng xã; Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp; Công nghiệp và thủ công nghiệp; Thương nghiệp; Quan hệ đối ngoại; Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân; Văn hóa; Âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.
+ Lịch Sử Việt Nam Tập 6: Lịch sử Việt Nam từ năm 1859 đến năm 1896 do PGS.TS. Võ Kim Cương chủ biên. Tập sách gồm 5 chương, phản ánh tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược; Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Pháp xâm lược (giai đoạn 1858 - 1873); Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kỳ và Trung Kỳ (giai đoạn 1873 - 1884); Phong trào kháng chiến chống Pháp (giai đoạn 1885 - 1896); Những chuyển biến về chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Nội dung các Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Hiệp ước Giáp Thân (1884) được nhóm biên soạn thể hiện trong phần Phụ lục.
+ Lịch Sử Việt Nam Tập 7: Lịch sử Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918 do PGS.TS. Tạ Thị Thúy chủ biên. Tập sách được bố cục gồm 8 chương: Chính sách thuộc địa và việc củng cố bộ máy chính quyền ở Việt Nam của thực dân Pháp trong những năm đầu thế kỷ XX; Nền kinh tế Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897 - 1914); Tình hình văn hóa - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX; Các giai cấp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX; Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX; Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đầu thế kỷ XX; Xã hội Việt Nam trong những năm chiến tranh 1914 - 1918; Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong chiến tranh 1914 - 1918.
+ Lịch Sử Việt Nam Tập 8: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 do PGS.TS. Tạ Thị Thúy chủ biên. Tập sách được trình bày thành 9 chương: Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất; Thực dân Pháp củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền thuộc địa; Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai sau chiến tranh thế giới thứ nhất và những biến đổi trong nền kinh tế Việt Nam; Tình hình văn hóa- xã hội; Xã hội Việt Nam phân hóa thêm sâu sắc sau chiến tranh; Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới tới cách mạng Việt Nam; Phong trào yêu nước và công nhân ở Việt Nam đầu những năm 20 thế kỷ XX; Các tổ chức cách mạng ra đời trong những năm 1925 - 1929; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
+ Lịch Sử Việt Nam Tập 9: Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 do PGS.TS. Tạ Thị Thúy chủ biên, gồm 6 chương, khái quát những sự kiện chính của lịch sử Việt Nam trên các phương diện chính trị - xã hội, kinh tế và văn hóa
+ Lịch Sử Việt Nam Tập 10: Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1950 do PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật chủ biên. Tập sách được biên soạn thành 6 chương, trình bày một cách tương đối toàn diện tiến trình lịch sử giai đoạn từ tháng 9/1945 đến cuối năm 1950 với các nội dung: Việt Nam từ thành lập nền Dân chủ Cộng hòa đến ký Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (9/1945 - 3/1946); Kháng chiến Toàn quốc bùng nổ (12/1946); đường lối kháng chiến “Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh” của Đảng; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; xây dựng và củng cố hậu phương, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta; đấy mạnh kháng chiến (1948 - 1950).
+ Lịch Sử Việt Nam Tập 11: Lịch sử Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1954; do PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật chủ biên. Tập sách gồm 6 chương, gới thiệu một cách chân thực, khách quan, toàn diện và hệ thống: từ âm mưu, kế hoạch xâm lược và thống trị của đế quốc Pháp - Mỹ trong cuộc chiến tranh, đến chủ trương, đường lối của Đảng và quá trình đấu tranh anh dũng của quân đội và nhân dân Việt Nam trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên tất cả các mặt từ chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa...
+ Lịch Sử Việt Nam Tập 12: Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965; do PGS.TS Trần Đức Cường chủ biên, gồm 4 chương; khái quát những sự kiện chính của lịch sử Việt Nam trên các phương diện chính trị - xã hội - quân sự, kinh tế và văn hóa
+ Lịch Sử Việt Nam Tập 13: Lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975; do PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật chủ biên, gồm 6 chương, khái quát những sự kiện chính của lịch sử Việt Nam trên các phương diện chính trị - xã hội - quân sự, kinh tế và văn hóa
+ Lịch Sử Việt Nam Tập 14: Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986; do PGS.TS Trần Đức Cường chủ biên, trình bày khái quát những sự kiện chính của lịch sử dân tộc Việt Nam từ sau thắng lợi của Đại thắng mùa xuân năm 1975 đến trước khi đổi mới đất nước (1986).
+ Lịch Sử Việt Nam Tập 15: Lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000; do PGS.TS Nguyễn Ngọc Mão chủ biên, chủ yếu trình bày về đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và những thành tựu mà nhân dân Việt Nam đạt được trong 15 năm đầu đổi mới đất nước.
- Bộ sách “Lịch sử Việt Nam” gồm 15 tập được đánh giá cao: Là bộ thông sử Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay, có giá trị lớn về học thuật, thực tiễn, xã hội, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK