Áp dụng quy tắc làm tròn số để ước lượng kết quả của mỗi phép tính sau:
a) (–28,29) + (–11,91)
b) 43,91 – 4,49
c) 60,49.(–19,51)
a) (–28,29) + (–11,91)
Làm tròn số –28,29 đến hàng đơn vị ta được số –28; làm tròn số –11,91 đến hàng đơn vị ta được số –12.
Khi đó kết quả phép tính của hai số đã làm tròn là (–28) + (–12) = –40.
Vậy kết quả của phép tính (–28,29) + (–11,91) gần với –40.
b) 43,91 – 4,49
Làm tròn số 43,91 đến hàng phần mười ta được số 43,9; làm tròn số 4,49 đến hàng phần mười ta được số 4,5.
Khi đó kết quả phép tính hai số đã làm tròn là: 43,9 – 4,5 = 39,4.
Vậy kết quả của phép tính 43,91 – 4,5 gần với 39,4.
c) 60,49.(–19,51)
Làm tròn số 60,49 đến hàng đơn vị ta được số 60; làm tròn số –19,51 đến hàng đơn vị ta được số –20.
Khi đó kết quả phép tính hai số đã làm tròn là: 60.(–20) = –1200.
Vậy kết quả của phép tính 60,49.(–19,51) gần với –1200.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống neonics, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được miêu tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK