Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu...

Câu hỏi 1 :

Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma đã tác động đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu:

A. Thành lập các vương quốc mới

B. Các thủ lĩnh quân sự và quan lại của người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa, những kẻ có thế lực trong xã hội.

C. Tiêu diệt nhà nước Rô-ma

D. Phong các tước vị cho quí tộc Giéc-man

Câu hỏi 2 :

 Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?

A. Chủ nô Rô-ma

B. Quí tộc Rô-ma

C. Tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man

D.  Nông dân công xã

Câu hỏi 3 :

Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào?

A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh

B. Nông dân

C. Nô lệ

D. Nô lệ và nông dân

Câu hỏi 4 :

Vì sao nói: “thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”? Em cho biết ý kiến nào dưới đây đúng và đủ nhất:

A. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm.

B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến.

C. Trong lãnh địa, lãnh chúa chỉ sống và ăn chơi trên sức lao động của nông nô; còn trong thành thị trung đại, thợ thủ công và thương nhân phải lao động sản xuất.

D. Thành thị là nơi buôn bán.

Câu hỏi 5 :

Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ các tầng lớp nào của xã hội?

A. Nông dân tự do có nhiều ruộng đất.

B. Tướng lĩnh quân sự và quí tộc có nhiều ruộng đất.

C. Nô lệ được giải phóng.

D. Tất cả các thành phần trên.

Câu hỏi 6 :

Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào

A. Tăng lữ quí tộc và nông dân

B. Địa chủ và nông dân

C. Chủ nô và nô lệ

D. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Câu hỏi 7 :

Lãnh địa phong kiến là gì?

A. Vùng đất rộng lớn của nông dân.

B. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự

C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến

D. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô

Câu hỏi 8 :

Đặc điểm của nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến:

A. Trao đổi bằng hiện vật

B. Là nền kinh tế hàng hóa.

C. Có sự trao đổi buôn bán.

D. Không có sự trao đổi buôn bán

Câu hỏi 9 :

Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?

A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.

B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.

C. Sản xuất bị đình đốn.

D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.

Câu hỏi 10 :

Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có những biến đổi to lớn là do:

A.  Dân số gia tăng.

B. Sự xâm nhập của người Giéc-man

C. Công cụ sản xuất được cải tiến

D. Kinh tế hàng hóa phát triển

Câu hỏi 11 :

Những tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội phong kiến Tây Âu là:

A. Quí tộc người Giéc-man, nông dân công xã.

B. Thủ lĩnh quân sự, quan lại người Giéc-man.

C. Lãnh chúa, nông nô.

D. Thủ lĩnh quân sự, nô lệ

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK