Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Hóa học Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 11 Chủ đề 6. Phản ứng oxi hóa benzen và đồng đẳng có đáp án !!

Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 11 Chủ đề 6. Phản ứng oxi hóa benzen và đồng đẳng có đáp án...

Câu hỏi 1 :

Đun nóng 20,16 lít hỗn hợp khí X gồm C2H4 và H2 dùng Ni xúc tác thì thu được 13,44 lít hỗn hợp khí Y. Cho Y lội thật chậm qua bình đựng dung dịch Br2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 2,8 gam. Hiệu suất phản ứng hidro hóa anken:


A. 40%                          


B. 60%                          

C. 65%                          

D. 75%

Câu hỏi 2 :

Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là


A. C2H4.                       


B. C3H6.                        

C. C4H8.                        

D. C5H10.

Câu hỏi 3 :

2,24 lít hỗn hợp X gồm buta–1,3–đien và penta–1–3-đien (đktc) có thể tác dụng hết tối đa bao nhiêu lít dung dịch brom 0,10 M ?


A. 2l                               


B. 3l                               

C.2,5l                             

D.4l

Câu hỏi 4 :

Chất nào sau đây không phải là sản phẩm cộng giữa dung dịch brom và isopren (theo tỉ lệ mol 1:1) ?


A. CH2BrC(CH3)BrCH=CH2.                             



B. CH2BrC(CH3)=CHCH2Br.



C. CH2BrCH=CHCH2CH2Br.                                


D. CH2=C(CH3)CHBrCH2Br.

Câu hỏi 5 :

Ankađien A + brom (dd) CH3C(CH3)BrCH=CHCH2Br. Vậy A là


A. 2-metylpenta-1,3-đien.                                    



B. 2-metylpenta-2,4-đien.



C. 4-metylpenta-1,3-đien.                                     


D. 2-metylbuta-1,3-đien.

Câu hỏi 6 :

Cho but-1-in phản ứng cộng với H2 (theo tỉ lệ mol 1:1 và xúc tác Pd/PbCO3) thu được sản phẩm hữu cơ có tên là:


A. Butan                         


B. But-2-en                     

C. But-1-en                     

D. A và C đều đúng.

Câu hỏi 7 :

Cho các chất hữu cơ :

CH2=CH–CH2–CH3 (M)

CH≡C–CH2–CH3 (N)

CH2=C=CH–CH3 (P)

CH2=CH–CH=CH2 (Q)

CH2=C(CH3)–CH3 (R)

Những chất cho cùng 1 sản phẩm cộng hiđro là:


A. M, N, P, Q                 


B. M, N, R                      

C. M, N, R                      

D. Q, R

Câu hỏi 8 :

Cho m gam propin tác dụng với H2 dư (Ni, tº) thu được (m + 8) gam sản phẩm hữu cơ Y. Giá trị của m là:


A. 80 gam.                      


B. 40 gam                       

C. 160 gam                     

D. 120 gam

Câu hỏi 10 :

Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, tº), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là


A. C2H2.                         


B. C5H8.                         

C. C4H6.                         

D. C3H4.

Câu hỏi 16 :

Đốt cháy hết 9,18 g 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được H2O và 30,36 g CO2. Cộng thức phân tử của A và B lần lượt là:


A. C8H10; C9H14              


B. C8H10; C9H12              

C. C8H12; C9H14              

D. C8H14; C9H16

Câu hỏi 17 :

Đốt cháy hoàn toàn 9,2g một ankyl benzen A thu được 30,8g CO2. Công thức phân tử của A là:


A.C6H6                           


B. C8H10                         

C. C7H8                          

D. C9H12

Câu hỏi 18 :

Đốt cháy 12,72 g A (CxHy) → 10,8g H2O. A có chứa 1 vòng benzen. Công thức phân tử của A là:


A. C3H4                         


B. C8H10                        

C. C9H12                        

D. C12H16

Câu hỏi 19 :

Đốt cháy hoàn toàn m g A đồng đẳng của benzen thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 10,8 ml H2O (lỏng). Công thức của A là:


A. C7H8                         



B. C8H10



C. C9H12                         


D. C10H14

Câu hỏi 20 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol CxHy thu được 15,68 lít CO2 (đktc) và 7,2 g H2O (lỏng). Công thức của CxHy là:


A. C7H8                         


B. C8H10                       

C. C10H14                       

D. C9H12

Câu hỏi 21 :

Đốt cháy hết m gam 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 4,05 gam H2O và 7,728 lítCO2 (đktc). Giá trị của m và số tổng số mol của A, B là:


A. 4,59 và 0,04.              


B. 9,18 và 0,08.               

C. 4,59 và 0,08.              

D. 9,14 và 0,04.

Câu hỏi 22 :

Đốt cháy hoàn toàn ankybenzen X thu được 7,84 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là


A.C6H6                           


B. C7H8                          

C. C8H8                          

D. C8H10

Câu hỏi 23 :

Đốt cháy hoàn toàn Hiđrocacbon X, thu đuộc CO2 và H2O có số mol theo tỉ lệ tương ứng 2 : 1. Mặt khác, 1 mol X tác dụng được tối đa với 4 mol H2 (Ni, t°) : 1 mol X tác dụng được tối đa 1 mol Br2. Công thức của X là.


A. C2H2                         


B. C4H4                         

C. C6H6                         

D. C8H8

Câu hỏi 24 :

Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam ankybenzen X thu được 8,96 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là


A.C6H6                          


B. C7H8                        

C. C8H8                         

D. C8H10

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK