Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 GDCD Trắc nghiệm GDCD 6 học kì 2 có đáp án !!

Trắc nghiệm GDCD 6 học kì 2 có đáp án !!

Câu hỏi 1 :

Trong những câu sau, câu nào nói không đúng về ý nghĩa của tiết kiệm?

A. Người tiết kiệm là người biết chia sẻ, vì lợi ích chung.

B. Tiết kiệm là một nét đẹp trong hành vi của con người.

C. Tiết kiệm đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.

D. Tiết kiệm làm cho con người trở nên ích kỷ.

Câu hỏi 2 :

Để thực hành tiết kiệm, chúng ta cần?

A. Bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập, lao động thật tốt.

B. Sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí

C. Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu hỏi 3 :

Theo em, người có đức tính tiết kiệm là người

A. đáng được kính trọng, đáng để chúng ta học tập.

B. đáng để chúng ta ghen tị.

C. đáng để chúng ta phê phán.

D. đáng để chúng ta chê cười. 

Câu hỏi 4 :

Đâu không phải là căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam?

A. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.

B. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.

C. Trẻ em sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam và có cha mẹ là người nước ngoài.

D. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam.

Câu hỏi 6 :

Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện

A. mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó.

B. quyền lợi cơ bản mà công dân được hưởng.

C. nghĩa vụ cơ bản mà công dân phải thực hiện.

D. quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Câu hỏi 7 :

Học đến bài Quyền và nghĩa vụ của công dân, có một số học sinh tranh luận nhau là công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau trên đất nước ta không có quyền và nghĩa vụ như nhau. Em đồng ý không? Tại sao?

A. Không. Bởi vì đã là công dân Việt Nam thì sẽ có quyền và nghĩa vụ như nhau.

B. Đồng ý. Bởi vì khác dân tộc thì không có quyền, nghĩa vụ như nhau.

C. Đồng ý. Vì dân tộc Kinh mới có quyền và nghĩa vụ như nhau.

D. Do dự không biết đúng sai.

Câu hỏi 8 :

Quyền cơ bản của công dân là?

A. Những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ.

B. Những đảm bảo của Liên hợp quốc cho tất cả mọi người trên thế giới.

C. Những lợi ích cốt lõi mà bất cứ ai trên thế giới đều được hưởng.

D. Những đảm bảo pháp lí của nhà nước cho tất cả mọi người.

Câu hỏi 9 :

Đâu không phải quyền của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Trung thành với Tổ quốc.

C. Có nơi ở hợp pháp.

D. Tự do ngôn luận.

Câu hỏi 10 :

Gia đình, nhà trường và xã hội đều khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu là đảm bảo nhóm quyền nào dưới đây của trẻ em?

A. Quyền được chăm sóc.

B. Quyền được bảo vệ.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền được vui chơi, giải trí.

Câu hỏi 11 :

Trường hợp nào sau đây tôn trọng quyền được tham gia của trẻ em?

A. Người lớn sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những sáng kiến, nguyện vọng của các em.

B. Tạo điều kiện cho các em được học tập, vui chơi, giải trí.

C. Đưa ra xét xử những kẻ có hành vi bạo hành, đánh đập trẻ em một cách tàn nhẫn.

D. Khuyến khích các em tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao do nhà trường

Câu hỏi 12 :

Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của quyền trẻ em?

A. Tạo đều kiện trẻ em được phát triển toàn diện. 

B. Cho phép trẻ em làm những gì mình thích.

C. Giúp cho trẻ được sống an toàn, hạnh phúc.

D. Là cơ sở để trẻ tự bảo vệ mình.

Câu hỏi 16 :

Ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Khi đã có giàu có, con người không cần phải sống tiết kiệm.

B. Người tiết kiệm là người không làm được việc lớn.

C. Con người bao giờ cũng phải biết sống tiết kiệm. 

D. Học sinh phổ thông chưa cần phải biết tiết kiệm.

Câu hỏi 17 :

Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Biết quý trọng sức lao động của bản thân và của người khác.

B. Không được thỏa mãn hết vật chất và tinh thần.

C. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh.

D. Khó có động lực để chăm chỉ và làm việc.

Câu hỏi 19 :

Trong các bạn dưới đây, ai không phải là công dân Việt Nam?

A. Toàn sinh ra ở nước Nga. Cả bố và mẹ bạn đều mang quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam. Đến năm 10 tuổi thì cả gia đình bạn về Việt Nam sinh sống.

B. Ly có bố là người Hàn Quốc, mẹ là người Việt Nam. Khi mới sinh, bố mẹ Ly làm giấy khai sinh và thoả thuận với nhau để bạn mang quốc tịch Việt Nam.

C. Trung, Trường và Tuấn đều có bố mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Các bạn hiện đang sống ở Việt Nam.  

D. Chị Na-ta-sa sinh ra và lớn lên ở Nga. Năm 20 tuổi chị đến Việt Nam học đại học.

Câu hỏi 20 :

Ý kiến nào dưới đây không đúng?

A. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

B. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.  

C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam là công dân Việt Nam

D. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam

Câu hỏi 21 :

Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

A. Trẻ em mồ côi cha mẹ.

B. Người có quốc tịch Việt Nam.

C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam.

D. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài.

Câu hỏi 22 :

N và L là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, L bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua. Tìm mãi ko thấy, L đổ tội cho N lấy cắp. N và L to tiếng, tức quá N đã xông vào đánh L chảy cả máu mũi. N đã vi phạm quyền nào trong Hiến pháp 2013 quy định?

A. N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.

B. N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

C. N vi phạm quyền tự do kinh doanh.

D. N không vi phạm quyền nào.

Câu hỏi 23 :

Nghĩa vụ cơ bản của công dân là?

A. Yêu cầu của nhà nước mà công dân thực hiện hoặc không thực hiện.

B. Yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện.

C. Yêu cầu của nhà nước mà chỉ một hay nhóm người thực hiện. 

D. Yêu cầu của nhà nước mà mọi người phải thực hiện. 

Câu hỏi 24 :

Đâu không phải thuộc quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân?

A. Sống, hiến mô tạng.

B. Tự do kinh doanh.

C. Đi lại, cư trú.

D. Bí mật đời tư.

Câu hỏi 25 :

Ngăn cản trẻ em tham gia vào các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình là hành động vi phạm đến nhóm quyền nào của trẻ em?

A. Nhóm quyền tham gia.

B. Nhóm quyền bảo vệ.

C. Nhóm quyền sống còn.

D. Nhóm quyền phát triển

Câu hỏi 26 :

Bé My năm nay lên 6 tuổi. Mẹ đưa bé đến trường Tiểu học trong thôn để xin cho bé vào học, nhưng vì bé không có giấy khai sinh nên trường Tiểu học không nhận bé vào học. Ai có lỗi trong trường hợp này? Vì sao?

A. Cha mẹ là người có lỗi vì đã không làm khai sinh cho bé từ khi bé mới sinh.

B. Bệnh viện có lỗi vì đã không làm khai sinh cho bé ngay từ khi bé mới sinh ra.

C. Chính quyền cơ sở có lỗi vì đã không làm khai sinh cho bé theo quy định.

D. Nhà trường có lỗi vì đã không tạo điều kiện cho bé vào học.

Câu hỏi 27 :

Hành vi nào dưới đây thể hiện bổn phận của trẻ em với gia đình?

A. Phụ giúp bố mẹ tổ chức đánh bạc để kiếm tiền.

B. Giữ gìn bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

C. Quan tâm, chia sẻ tình cảm với cha mẹ.

D. Quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn bè.

Câu hỏi 32 :

Theo em, biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tiết kiệm?

A. Hoa thường dành dụm số tiền mẹ cho để rủ các bạn đi ăn quà vặt.

B. Khi đi ăn tự chọn ở nhà hàng, Hải chỉ lấy vừa đủ thức ăn.

C. Sau khi sử dụng nước ở nhà vệ sinh xong, Hiền luôn cẩn thận khóa vòi nước.

D. Khi Hà đang ngồi xem ti vi một mình trong phòng khách vừa bật điều hòa vừa quạt trần thì bạn đến rủ đi đá bóng. Thấy vậy, Hà liền cùng bạn chạy đi chơi mà không tắt các thiết bị điện trong nhà.

Câu hỏi 34 :

Căn cứ nào không phải là căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam?

A. Căn cứ vào màu da.

B. Nguyên tắc nhập cư.

C. Nguyên tắc nơi sinh

D. Nguyên tắc huyết thống.

Câu hỏi 35 :

Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?

A. Luật Quốc tịch Việt Nam.

B. Luật hôn nhân và gia đình.

C. Luật đất đai.

D. Luật trẻ em.  

Câu hỏi 37 :

Việc làm nào dưới đây thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân?

A. Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật

B. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em

C. Ngăn cấm con tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp.

D. Luôn đòi bố mẹ chiểu theo ý muốn của bản thân.

Câu hỏi 38 :

Quyền nào không thuộc nhóm quyền dân sự?

A. Quyền sống.

B. Quyền bình đẳng giới.

C. Quyền tự do kết hôn, li hôn.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

Câu hỏi 39 :

Bạn nào dưới đây thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

A. Mặc dù nhà rất nghèo nhưng bố mẹ vẫn cố gắng để Thu được tới trường. Tuy nhiên, Thu cho rằng: “Nhà mình nghèo, có cố gắng học cũng không mang lại lợi ích gì”. Thu đến trường chỉ vì bố mẹ muốn, do vậy kết quả học tập của Thu rất kém.

B. Hưng là học sinh cá biệt, hay nghịch. Hôm nay, Hưng rủ các bạn đá bóng trong sân trường và làm vỡ cửa kính lớp học. Cô giáo chủ nhiệm gửi giấy thông báo và nhờ Hưng đưa cho bố mẹ. Trên đường về, Hưng đã bóc thư ra xem trước.

C. Ngoài giờ học ở trường, Kim thường tự học ở nhà và dành thời gian làm việc nhà giúp bố mẹ.

D. Nam thường quát mắng, dọa nạt và đánh em vì em hay khóc và bày đồ chơi bừa bãi.

Câu hỏi 40 :

Khi sinh ra, em T (10 tuổi) đã có vết bớt to màu đen che gần nửa khuôn mặt. Cô H không muốn nhận T vào lớp cô chủ nhiệm và đề xuất Ban Giám hiệu nhà trường chuyển em T sang lớp khác. Hành vi của cô H có vi phạm pháp luật không?

A. Có. Vì cô H có hành vi kỳ thị với những đặc điểm riêng về ngoại hình của em T.

B. Có. Vì cô H có hành vi ngược đãi và phân biệt đối xử với em T.

C. Không. Vì cô H có quyền đề xuất mong muốn của mình.

D. Không. Vì pháp luật không ngăn cấm hành vi của cô H.

Câu hỏi 41 :

Trường hợp nào sau đây đã vi phạm quyền được sống còn của trẻ em?

A. Không cho các em được học tập.        

B. Không cho các em ăn uống đầy đủ.

C. Phân biệt đối xử giữa bé trai và bé gái.

D. Không cho các em được bày tỏ ý kiến.

Câu hỏi 42 :

Việc làm nào của xã hội thể hiện thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em?

A. Không xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

B. Tạo điều kiện cho các em được đến trường.

C. Ưu tiên khám chữa bệnh cho trẻ em.

D. Mở viện mồ côi

Câu hỏi 46 :

Câu nói nào dưới đây nói về sự keo kiệt, bủn xỉn?

A. Năng nhặt chặt bị.

B. Vung tay quá trán.

C. Vắt cổ chày ra nước.

D. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.

Câu hỏi 47 :

Việc làm nào dưới đây thể hiện cá nhân biết tiết kiệm thời gian rảnh dỗi?

A. Chơi game bất kể mọi lúc, mọi nơi.

B. Soạn bài mới, đọc thêm sách tham khảo.

C. Lập nhóm rồi cùng bạn bè đi chơi.  

D. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.

Câu hỏi 48 :

Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tiết kiệm?

A. Tiết kiệm không mang lại giá trị cho cuộc sống.

B. Sống tiết kiệm là lối sống tốt đẹp của con người.

C. Chỉ những người nghèo mới phải sống tiết kiệm.

D. Người tiết kiệm là người sống keo kiệt

Câu hỏi 49 :

Quyền cơ bản của công dân là gì?

A. Những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ.

B. Những đảm bảo pháp lí của nhà nước cho tất cả mọi người.

C. Những lợi ích cốt lỗi mà bất cứ ai trên thế giới đều được hưởng.

D. Những đảm bảo của Liên hiệp quốc cho tất cà mọi người trên thế giới

Câu hỏi 50 :

Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào trong Hiến pháp 2013?

A. Quyền tự do ngôn luận.   

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo. 

D. Quyền tham gia quản lý Nhà nước

Câu hỏi 51 :

Q đủ 18 tuổi, đăng kí đi nghĩa vụ quân sự. Vậy Q đã thực hiện nghĩa vụ cơ bản nào trong Hiến pháp 2013?

A. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

B. Nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ.

C. Nghĩa vụ bảo vệ trật tự.

D. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường

Câu hỏi 52 :

Kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ là …?

A. Bổn phận trẻ em đối với gia đình.

B. Bổn phận trẻ em đối với bản thân.

C. Bổn phận trẻ em đối với cộng đồng, xã hội. 

D. Bổn phận trẻ em đối với quê hương, đất nước.  

Câu hỏi 53 :

Người sử dụng lao động thuê học sinh D 12 tuổi để làm bốc vác hàng hóa. Người sử dụng lao động vi phạm nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền tham gia.

B. Nhóm quyền phát triển.

C. Nhóm quyền sống còn.

D. Nhóm quyền bảo vệ.

Câu hỏi 55 :

Ai là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ chăm sóc nuoi dạy trẻ em?

A. Bố mẹ hoặc người đỡ đầu.

B. Bố mẹ hoặc ông bà nội.

C. Bố mẹ hoặc ông bà ngoại.

D. Bố mẹ hoặc người lớn tuổi.

Câu hỏi 56 :

Bỏ rơi trẻ em là hành động vi phạm đến nhóm quyền nào của trẻ em?

A. Nhóm quyền bảo vệ.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền phát triển.

D. Nhóm quyền tham gia.  

Câu hỏi 57 :

Ngăn cấm trẻ em học tập, vui chơi là hành động vi phạm đến nhóm quyền nào của trẻ em?

A. Nhóm quyền phát triển. 

B. Nhóm quyền bảo vệ.

C. Nhóm quyền sống còn.

D. Nhóm quyền tham gia.

Câu hỏi 61 :

Khi được tiền mừng tuổi em sẽ?

A. Tiêu thoải mái và mua sắm những gì mình thích.

B. Bỏ vào lợn đất để tiết kiệm.         

C. Cho bạn bè.

D. Đi du lịch.

Câu hỏi 62 :

Biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống tiết kiệm?

A. Hạn chế sử dụng tiền bạc quá mức.

B. Vung phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian.

C. Mua sắm vật dụng đắt tiền chưa thật sự cần thiết.  

D. Sử dụng sản phẩm làm ra một cách hợp lí với nhu cầu của bản thân

Câu hỏi 63 :

Vì sao chúng ta phải tiết kiệm?

A. Có khoản tiền tự phòng cho chính bản thân và những người xung quanh khi cần thiết.

B. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn

C. Bản thân có nhiều tiền. 

D. Ý A và B đều đúng.   

Câu hỏi 64 :

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa như thế nào?

A. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

B. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

C. Đều có nghĩa vụ như nhau.

D. Đều có quyền như nhau.

Câu hỏi 65 :

Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là nghĩa vụ thiêng liêng là quyền cao quý của?

A. lực lượng quân đội.

B. các cơ quan quản lí nhà nước.

C. mỗi công dân và người dân Việt Nam.

D. các cán bộ Nhà nước được nhân dân bầu ra.

Câu hỏi 66 :

Học sinh lớp 6 có thể tham gia việc làm nào dưới đây đề thực hiện nghĩa vụ góp phần bảo vệ Tổ quôc?

A. Thăm hỏi, tặng quà thương binh, gia đình chính sách.

B. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh.

C. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân.

D. Tham gia nghĩa vụ quân sự.

Câu hỏi 67 :

Những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ là?

A. Quyền và trách nhiệm trẻ em.

B. Trách nhiệm trẻ em.

C. Bổn phận trẻ em.

D. Quyền trẻ em

Câu hỏi 68 :

Việc làm nào sau đây là việc làm thực hiện quyền trẻ em?

A. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức. 

B. Tổ chức trại hè cho trẻ em

C. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.

D. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.

Câu hỏi 69 :

Việc làm nào dưới đây là vi phạm quyền trẻ em?

A. Cho trẻ em hút thuốc lá.

B. Dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

C. Buộc trẻ em hư phải vào trường giáo dưỡng.

D. Yêu cầu trẻ có hoàn cảnh khó khăn đến lớp học tình thương

Câu hỏi 70 :

Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em sử dụng ma túy là hành động vi phạm đến nhóm quyền nào của trẻ em?

A. Nhóm quyền bảo vệ.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền phát triển.   

D. Nhóm quyền tham gia.

Câu hỏi 71 :

Việc làm nào sau đây cho thấy quyền của trẻ em đã không được thực hiện và tôn trọng?

A. Tạo điều kiện cho trẻ em học tập, phát triển bản thân.

B. Mở rộng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em. 

C. Không lắng nghe ý kiến của trẻ em.

D. Tổ chức cho các em đi tham quan.

Câu hỏi 72 :

Hành vi nào dưới đây thể hiện bổn phận của trẻ em với nhà trường?

A. Chấp hành quy định về an toàn giao thông. 

B. Kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ

C. Che giấu hành vi sai trái của bạn bè.

D. Tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.

Câu hỏi 76 :

Khi K đang ngồi xem ti vi một mình trong phòng khách vừa bật điều hòa vừa quạt trần thì A đến rủ đi đá bóng. Thấy vậy, K liền cùng bạn A chạy đi chơi mà không tắt các thiết bị điện trong nhà. Nếu là bạn A em sẽ khuyên bạn K điều gì?

A. Tắt tất cả các phương tiện, thiết bị dùng điện khi không cần thiết.

B. Khuyên bạn tắt ti vi, nhưng vẫn để điều hòa lát đá bóng về cho mát.

C. Đồng ý với bạn, để vậy lát đi đá bóng về không cần bật nữa.

D. Không nói gì vì đó là việc của bạn, mình không quan tâm.

Câu hỏi 77 :

Theo em, biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tiết kiệm?


A. Vừa làm, vừa chơi. 


B. Tiêu xài theo ý thích. 

C. Ăn chơi, đua đòi theo mốt.  

D. Tranh thủ từng phút để học bài.   

Câu hỏi 79 :

Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

B. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ công dân.

C. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. 


D. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.


Câu hỏi 80 :

Công dân bình đẳng trước pháp luật là?

A. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tuỳ theo địa bàn sinh sống.

B. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia. 

D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. 

Câu hỏi 81 :

Là học sinh, em cần tránh làm gì để trở thành một công dân tốt?

A. Học tập và làm việc, học theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại.

B. Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường.

C. Phê phán, chê bai những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

D. Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân.

Câu hỏi 83 :

Người sử dụng lao động thuê học sinh D 12 tuổi để làm bốc vác hàng hóa. Người sử dụng lao động vi phạm nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền phát triển.

B. Nhóm quyền bảo vệ.

C. Nhóm quyền sống còn.  

D. Nhóm quyền tham gia.

Câu hỏi 84 :

Em T mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được vợ chồng M (chủ quán ăn) nhận nuôi. Mới học hết tiểu học T đã phải nghỉ học để phụ giúp việc trong quán. Suốt 3 năm T phải làm việc quần quật và thường bị hành hạ. Theo em vợ chồng M vi phạm những nhóm quyền cơ bản nào của trẻ em?

A. Các nhóm quyền: bảo vệ, phát triển, tham gia.

B. Các nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển.

C. Các nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, tham gia.

D. Các nhóm quyền: sống còn, phát triển, tham gia.

Câu hỏi 85 :

Mọi hành vi xâm hại quyền trẻ em đều bị xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật?

A. Nghiêm minh.

B. Nghiêm túc.

C. Thích đáng

D. Kiên quyết

Câu hỏi 86 :

Những ai phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em?


A. Bố mẹ, và trẻ em.


B. Ông bà, bố mẹ và trẻ em.

C. Bố mẹ, người chăm sóc trẻ em.

D. Bố mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em

Câu hỏi 87 :

Theo Luật trẻ em, độ tuổi nào sau đây được coi là trẻ em?

A. Dưới 14 tuổi.

B. Dưới 15 tuổi

C. Dưới 16 tuổi.

D. Dưới 18 tuổi.

Câu hỏi 91 :

Gia đình V sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật V, nhóm bạn thân trong lớp gợi ý V tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho sang trọng. Nếu là V em sẽ làm gì?


A. Xin bố mẹ tiền để tổ chức ở nhà hàng cho sang trọng.


B. Mỗi năm sinh nhật có một lần nên phải tổ chức hoàng tráng. 

C. Tổ chức sinh nhật tại nhà đơn giản tiết kiệm, đầm ấm, vui vẻ. 

D. Mắng cho bạn một trận vì tham gia vào chuyện của mình.  

Câu hỏi 92 :

Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về tiết kiệm?

A. Tiết kiệm thể hiện đạo đức của con người. 

B. Tiết kiệm làm cho con người trở nên bủn xỉn

C. Chỉ tiết kiệm tài sản của mình còn của công thì dùng thoải mái.

D. Kinh tế bây giờ phát triển cao nên không cần phải tiết kiệm nữa.

Câu hỏi 93 :

Việc làm nào sau đây là không biết tiết kiệm?

A. An thích chiếc áo khoác nhưng mẹ không có tiền nên An không đòi mẹ mua.

B. Thấy bố mẹ vất vả Lan ăn sáng ở nhà rồi đi học, không xin tiền của bố mẹ.

C. Ngày nào đi học Nam cũng mua đồ ăn vặt hết 30.000 đồng.  

D. Hòa để dành tiền mừng tuổi mua dụng cụ học tập.

Câu hỏi 94 :

Quyền công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội là thuộc quyền nào trong Hiến pháp 2013?

A. Quyền bất khả xâm phạm thân thể.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền khiếu nại

D. Quyền tự do đi lại.

Câu hỏi 96 :

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa như thế nào?

A. Đều có quyền như nhau


B. Đều có nghĩa vụ như nhau.


C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 97 :

Việc làm nào sau đây là việc làm không đúng với quyền trẻ em?

A. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.

B. Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.

C. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.

D. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.

Câu hỏi 98 :

Quyền trẻ em là gì?

A. Là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.

B. Là những quy định bắt buộc trẻ em phải tuân theo, không được làm trái.

C. Là những việc trẻ em phải thực hiện để phát triển đầy đủ.

D. Là những mong muốn của trẻ em về các nhu cầu cơ bản

Câu hỏi 99 :

Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em?

A. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể. 

B. Quyền được bảo vệ để không bị đánh đập.

C. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm. 

D. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.

Câu hỏi 100 :

Cha mẹ không cho em nhỏ vui chơi cùng các bạn là vi phạm nhóm quyền nào của trẻ em?

A. Nhóm quyền phát triển.

B. Nhóm quyền bảo vệ.

C. Nhóm quyền sống còn.

D. Nhóm quyền tham gia.

Câu hỏi 102 :

Việc làm nào sau đây cho thấy quyền của trẻ em chưa được thực hiện và tôn trọng?

A. Tạo điều kiện cho trẻ em học tập, phát triển bản thân.

B. Mở rộng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em

C. Không lắng nghe ý kiến của trẻ em

D. Tổ chức cho các em đi tham quan.

Câu hỏi 106 :

Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của ai?

A. của mình.

B. của mình và người khác.

C. gia đình.

D. xã hội.

Câu hỏi 107 :

Biểu hiện nào sau đây trái với tiết kiệm?

A. Lãng phí của công.

B. Chặt chẽ chi tiêu.

C. Làm việc khoa học.

D. Bảo quản của công

Câu hỏi 108 :

Bạn X đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn X quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình X?


A. Gia đình X làm như vậy là hợp lí.


B. Gia đình X làm như vậy là vi phạm pháp luật

C. Gia đình X làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình. 

D. Gia đình X làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình. 

Câu hỏi 109 :

Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam không?

A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam.

B. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam.

C. Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật

D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 110 :

Trường hợp nào là không phải là công dân Việt Nam?

A. Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam.

B. Trẻ em mồ côi cha mẹ ở Việt Nam

C. Trẻ là con nuôi có bố mẹ nuôi là công dân Việt Nam.

D. Trẻ em theo cha mẹ đến Việt Nam du lịch

Câu hỏi 111 :

Loại giấy tờ nào đủ chứng minh em là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

A. Căn cước công dân.

B. Giấy nhập học.

C. Giấy báo điểm.

D. Giấy sử dụng đất.  

Câu hỏi 112 :

Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

B. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ công dân.

C. Người phạm tội bị phạt tù không phải thực hiện nghĩa vụ công dân. 

D. Tất cả người sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện nghĩa vụ công dân.

Câu hỏi 113 :

Người nào dưới đây được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam?

A. Người có quốc tịch Việt Nam.

B. Người đang sống và làm việc tại Việt Nam.

C. Người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam

D. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, sinh sống ở nước ngoài

Câu hỏi 114 :

Trong buổi thảo luận về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh, các bạn lớp 6A có nhiều ý kiến khác nhau, em đồng tình với ý kiến nào sau đây?

A. Học tập là quyền của công dân, không phải là nghĩa vụ của công dân vì không ai bắt buộc phải đi học.

B. Học tập là nghĩa vụ của công dân bởi pháp luật quy định công dân trong độ tuổi phải hoàn thành cấp giáo dục phổ cập.

C. Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Công dân được hưởng quyền học tập và có nghĩa vụ học tập để xây dựng đất nước.

D. Học tập không phải là quyền và nghĩa vụ của công dân vì người có tiền mới đi học và không ai bắt buộc.

Câu hỏi 115 :

Quyền cơ bản của trẻ em là?

A. Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ.   

B. Tất cả những điều trẻ em yêu cầu người lớn phải làm cho mình.

C.Tất cả những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.

D. Trẻ em được tự do quyết định tất cả mọi việc theo sở thích của mình

Câu hỏi 117 :

Gần cuối năm, Mai rất muốn cùng bạn bè trong lớp tham gia hoạt động trải nghiệm ở một khu di tích văn hoá quốc gia. Nhưng bạn băn khoăn không biết ở tuổi mình thì có quyền đi không. Theo em, Mai có quyền tham gia hoạt động tham quan ở tuổi này không? Vì sao?

A. Không. Vì Mai còn nhỏ.

B. Có. Vì trẻ em đều có quyền được tham gia.

C. Có. Vì trẻ em đều có quyền hoạt động vui chơi, giải trí.

D. Không. Vì đây không phải là nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển.

Câu hỏi 121 :

Phát biểu nào sau đây là đúng về tiết kiệm?

A. Mình làm ra thì mình có được xài thoải mái.

B. Ba mẹ làm ra mình hưởng và không cần làm việc. 

C. Là con cái thì được quyền sử dụng thoải mái những gì cha mẹ làm ra.

D. Ba mẹ mình làm ra cho mình thì mình hưởng nhưng phải biết tiết kiệm.

Câu hỏi 122 :

Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm là?

A. Tích tiểu thành đại. 

B. Học, học nữa, học mãi

C. Có cứng mới đứng đầu gió.  

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Câu hỏi 123 :

Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người?

A. Có làm thì có ăn.

B. Tiêu xài thỏa thích.   

C. Thích làm gì thì làm.

D. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động.

Câu hỏi 124 :

Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

B. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.

C. Người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam. 

D. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.

Câu hỏi 125 :

Hành vi nào không thực hiện tốt để trở thành công dân có ích cho đất nước?

A. Rèn luyện phẩm chất đạo đức.

B. Tham gia các tệ nạn xã hội.

C. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam.

D. Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân.

Câu hỏi 126 :

Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.

B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.

C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.

D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.

Câu hỏi 127 :

Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?


A. Bảo vệ và duy trì.                       


B. Bảo vệ và bảo đảm

C. Duy trì và phát triển.

D. Duy trì và bảo đảm.

Câu hỏi 128 :

Những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được Nhà nước bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật gọi là gì?

A. Quyền cơ bản của công dân.     

B. Quyền chủ yếu của công dân.

C. Quyền quan trọng của công dân

D. Quyền trọng yếu của công dân.

Câu hỏi 129 :

Việc làm nào dưới đây thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

A. Luôn đòi bố mẹ chiều theo ý muốn của bản thân.

B. Ngăn cấm con tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp.

C. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em.

D. Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 130 :

Hành vi đánh dập, hành hạ người khác đã xâm phạm đến quyền nào sao đây?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

D. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.

Câu hỏi 131 :

Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thể hiện điều gì?

A. Thể hiện sự quan tâm và chăm sóc của Nhà nước Việt Nam đối với trẻ em.

B. Thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ đối với trẻ em. 

C. Thể hiện sự chăm sóc và bảo vệ đối với trẻ em

D. Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của Cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.

Câu hỏi 133 :

Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Cho con đi học hay không là quyền của cha mẹ.

B. Cha mẹ có quyền ưu tiên chiều chuộng con trai hơn con gái.

C. Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, không cần làm gì

D. Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút là sai trái.

Câu hỏi 136 :

Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm?

A. Bố cho An tiền tiêu ăn sáng mỗi ngày 20.000đ, An chỉ ăn hết 10.000đ và số tiền còn lại An bỏ vào lợn tiết kiệm.

B. Bình thường bật quạt cả ngày dù có lúc không ở trong phòng cho thoáng khí.

C. Mẹ mua cho Công chiếc cặp sách mới nhưng Công cất đi, chưa dùng ngay vì thấy chiếc cặp cũ vẫn dùng tốt.

D. Dũng luôn quan sát đã tắt hết các thiết bị điện chưa trước khi đóng cửa lớp.

Câu hỏi 137 :

Tiết kiệm là?

A. Cân đối, chi tiêu có kế hoạch, không hoang phí.

B. Thường xuyên làm việc.

C. Chịu khó làm việc.

D. Tự giác làm việc.

Câu hỏi 138 :

Câu ca dao“Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” nói về nội dung nào?

A. Tiết kiệm.

B. Trung thực. 

C. Tự lập.

D. Yêu thương con người.

Câu hỏi 139 :

Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là?

A. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.

B. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

C. Những người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam lâu năm. 

D. Tất cả những người Việt Nam, dù đang sinh sống ở nước nào.

Câu hỏi 140 :

Loại giấy nào không đủ chứng minh em là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

A. Giấy khai sinh.

B. Giấy chứng minh nhân dân.

C. Căn cước công dân.

D. Giấy báo điểm.

Câu hỏi 141 :

Trường hợp nào sau đây không phải là công dân Việt Nam?

A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18.

B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.

C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có cha mẹ là người nước ngoài.

D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng học tập, công tác ở nước ngoài.

Câu hỏi 142 :

Những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật gọi là gì?

A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân

B. Nghĩa vụ bắt buộc của công dân.

C. Nghĩa vụ thiêng liêng của công dân.

D. Nghĩa vụ cao quý của công dân. 

Câu hỏi 144 :

Bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhật ký cá nhân của em, bạn ấy đã vi phạm quyền nào trong Hiến pháp 2013?

A. Vi phạm quyền bình đẳng.

B. Vi phạm quyền tự do kinh doanh.

C. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân.

D. Không vi phạm quyền nào.

Câu hỏi 145 :

Nhóm quyền sống còn là?

A. những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.

B. những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và bị xâm hại.

C. những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ,...  

D. những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

Câu hỏi 146 :

Việc làm nào sau đây là việc làm thực hiện quyền trẻ em?


A. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.


B. Tổ chức trại hè cho trẻ em.

C. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái. 

D. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức. 

Câu hỏi 147 :

Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng quyền trẻ em?

A. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.

B. Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại.

C. Bắt trẻ em nghỉ học để làm việc kiếm tiền.

D. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp.

Câu hỏi 152 :

Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

A. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

B. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.  

C. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp

D. Tiết kiệm tiền để mua sách.

Câu hỏi 153 :

Sống tiết kiệm không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác.

B. Đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc.

C. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.

D. Bị người khác khinh bỉ và xa lánh.

Câu hỏi 154 :

Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch?

A. Nhiều nước.

B. Nước ngoài.

C. Việt Nam.

D. Quốc tế.

Câu hỏi 155 :

Trong các trường hợp sau trường hợp nào là công dân Việt Nam?

A. Người nước ngoài đến Việt Nam làm ăn.

B. Người nước ngoài đến Việt Nam công tác có thời hạn.

C. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.

D. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.

Câu hỏi 156 :

Quyền của công dân không bao gồm?

A. Tự do đi lại, cư trú.

B. Hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.

C. Tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

D. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào

Câu hỏi 157 :

Việc công dân Việt Nam được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào dưới đây?

A. Quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

B. Quyền tự do kinh doanh.

C. Quyền bí mật cá nhân.

D. Quyền tự do đi lại.

Câu hỏi 158 :

Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?

A. Hai học sinh đang gây gổ với nhau tại sân trường.

B. Một người đang bẻ khóa lấy trộm tài sản

C. Hai người hàng xóm đang cãi nhau.

D. Chị D bịa đặt, nói xấu người khác.

Câu hỏi 159 :

Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo quy định trong Hiến pháp 2013?

A. Kiểm tra số lượng khi gửi.

B. Đọc thư giúp người khiếm thị.

C. Trả thư vì không đúng tên người nhận. 

D. Đọc thư của người khác khi chưa được họ cho phép

Câu hỏi 161 :

Sống trung thực, khiêm tốn, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện sức khỏe là?

A. Bổn phận trẻ em đối với gia đình.

B. Bổn phận trẻ em đối với bản thân.

C. Bổn phận trẻ em đối với cộng đồng, xã hội. 

D. Bổn phận trẻ em đối với quê hương, đất nước.

Câu hỏi 162 :

Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền sống còn

B. Nhóm quyền bảo vệ.

C. Nhóm quyền phát triển.

D. Nhóm quyền tham gia

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK