Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 5 Tiếng việt Đề kiểm tra giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án !!

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án !!

Câu hỏi 2 :

Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già?


A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.


B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.

D. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu.

Câu hỏi 6 :

Trong từ “bình yên”, tiếng “yên” gồm những bộ phận nào cấu tạo thành?


A. Âm đầu và vần


B. Âm đầu và thanh

C. Vần và thanh

D. Âm đầu và âm cuối

Câu hỏi 8 :

Trong câu: “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt”


A. Có 1 động từ


B. Có 2 động từ

C. Có 3 động từ

D. Có 4 động từ

Câu hỏi 13 :

Lý Tự Trọng

Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh học rất sáng dạ. Mùa thu năm 1929, anh được tổ chức giao nhiệm vụ liên lạc, nhận, chuyển thư từ, tài liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai người nhặt than bến cảng.

Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là để buộc lại cho chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Thừa cơ, anh vồ lấy xe của nó, phóng đi. Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lý Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Anh đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”. Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh lập tức đứng dậy nói:

- Tôi chưa đến tuổi thanh niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác.

Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi.

(Theo Báo Thiếu niên Tiền phong)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Mùa thu năm 1929 về nước, anh Lý Tự Trọng được giao nhiệm vụ gì? (0,5 điểm)


A. Đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.



B. Làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu.


C. Làm liên lạc, bảo vệ anh cán bộ cách mạng.

D. Chuyển tài liệu xuống tàu biển.   

Câu hỏi 14 :

Vì sao những người coi ngục gọi anh là “Ông Nhỏ”? (0,5 điểm)


A. Vì giặc tra tấn anh rất dã man.



B. Vì anh là người thông minh, sáng dạ.



C. Vì anh đã bắn chết tên mật thám.



D. Vì mọi người rất khâm phục anh.


Câu hỏi 15 :

Chi tiết nào thể hiện Lý Tự Trọng là người nhanh trí, dũng cảm? (0,5 điểm)


A. Anh mang bọc truyền đơn, gói lại vào chiếc màn buộc sau xe.



B. Anh sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc.



C. Anh và cởi bọc, thừa cơ, vồ lấy xe của tên mật thám, phóng đi.



D. Anh gửi tài liệu của các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển.


Câu hỏi 18 :

Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “sáng dạ” có trong bài ? (0,5 điểm)


A. Thông minh.             


B. Hoạt bát            

C. Nhanh nhảu.              

D. Nhanh nhẹn.

Câu hỏi 19 :

Từ nào sau đây là từ trái nghĩa với từ “Hòa bình” ? (0,5 điểm)


A. Chiến tranh            


B. Đoàn kết        

C. Yêu thương                

D. Đùm bọc.

Câu hỏi 20 :

Trong câu: “Thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác.”, từ “con đường” mang nghĩa gì? (0,5 điểm)


A. Nghĩa gốc    


B. Nghĩa chuyển

C. Cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển                       

D. Không có ý nghĩa gì.

Câu hỏi 21 :

Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa? (0,5 điểm)


A. Xa xôi – gần gũi            


B. Xa xưa - gần gũi

C. Xa lạ - xa xa                                                   

D. Xa cách – xa lạ

Câu hỏi 22 :

Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? (1 điểm)


A. So sánh                                                        


B. Từ láy

C. So sánh và nhân hoá                                      

D. Nhân hoá

Câu hỏi 26 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (6 điểm)

Quà tặng của chim non

Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi. Vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.

Trước mặt tôi, một cây soi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một ở đến cạnh cây sồi. Tôi ngắt một chiếc lá sỏi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy nhóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng trong tranh, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đạn đi đạn lại... Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.

(Theo Trần Hoài Dương)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu? (0,5 điểm)


A. Chim non dẫn cậu bé về nhà.             


B. Chim non dẫn cậu bé vào rừng.

C. Chim non dẫn cậu bé ra vườn.           

D. Chim non dẫn cậu bé đến ngọn núi cao.

Câu hỏi 27 :

Đoạn văn thứ hai miêu tả những sự vật, cảnh vật gì? (0,5 điểm)


A. Miêu tả một chú nhái bén đang ngồi cạnh chiếc lá sòi.



B. Một cây soi màu đỏ ở bên cạnh lạch nước, một chú nhái bén đang bơi dưới nước.


C. Một cây sồi phủ đầy lá đỏ, một lạch nước, một chú nhái bén đang ngồi trên lá sỏi đỏ.

D. Miêu tả một cây soi màu đỏ và một chiếc lá sòi đang xuôi theo dòng nước.

Câu hỏi 28 :

Những từ ngữ nào trong bài miêu tả âm thanh của tiếng chim hót? (0,5 điểm)


A. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng.



B. Kêu líu ríu, hót, ngân nga, vang vọng.


C. Líu ríu, lảnh lót, ngân nga.

D. Lích rích, rúc rích, ngân vang, hót đủ thứ giọng.

Câu hỏi 29 :

Em hiểu món quà mà chim non tặng cậu bé là gì? (0,5 điểm)


A. Chim non giúp cậu bé yêu đời hơn.



B. Chim non tặng cậu có một chuyến đi vào rừng đầy bổ ích.


C. Chim non tặng cậu một đàn chim có sắc màu rực rỡ và giọng hót tuyệt vời.

D. Chim non giúp cậu có một tình yêu với bản thân.

Câu hỏi 31 :

Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?(1 điểm)


A. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.



B. Một làn gió rì rào chạy qua.


C. Chú nhái bén nhảy nhóc lên lái thuyền lá sỏi.

D. Thế là chúng bắt đầu hót.

Câu hỏi 32 :

Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm? (1 điểm)


A. Rừng đầy tiếng chim ngân nga./ Tiếng lành đồn xa.



B. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng./ Giọng cô dịu dàng, âu yếm.


C. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch./ Chè thiếu đường nên không ngọt.

D. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại.../Cậu ấy toàn nói những lời có cánh.

Câu hỏi 33 :

Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “kêu” trong câu: (1 điểm)


A. Rên, la, hét, gọi, cười, đùa, hót.                     


B. Gọi, la, hét, hót, gào.

C. Gọi, la, hét, mắng, nhại.                                 

D. Hú, hét, gào, nhại.

Câu hỏi 37 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (6 điểm)

Cây rơm quê nhà

Ngày trước, ở nông thôn miền Tây hầu như nhà nào cũng có một cây rơm trước sân. Lúa chín, gặt xong, người ta dùng xuồng, xe trâu, xe bò, thậm chí gánh mang từ đồng về nhà. Lúa được chất trên những tấm đệm cói rồi dùng trâu bò để đạp. Những tiếng rào rào lẫn trong tiếng cười nói, tiếng “ví thá” cứ đều đều ngân lên.

Sau này, người ta thay trâu bò bằng máy suốt. Tiếng “ví thá” được thay bằng tiếng máy nổ ầm ầm, át cả tiếng cười nói. Lúa rơi rào rào. Rơm bắn ra tứ phía. Mùi thơm nồng của rơm rạ, của lúa mới phảng phất... Rơm tuôn ra từ máy suốt mềm hơn rơm do trâu bò đạp nhưn vẫn mang màu vàng óng.

Người ta trữ rơm để làm nhiều việc. Thông dụng nhất là để nhóm bếp, thậm chí để nấu thay củi. Nhiều vùng nông thôn đất chật người đông, ngày trước chỉ dùng củi mà củi hiếm thì phải quét lá cây, để dành rơm nấu bếp. Rơm rất dễ cháy, chỉ cực là phải ngồi canh liên tục. Rơm còn để lót ổ cho vịt đẻ, để rải lên các liếp rau cải... Nhà nào có nuôi trâu bò thì để dành cho chúng ăn trong những tháng nắng. Người ta cũng dùng rơm để làm nấm, để trộn với bùn làm vách nhà hay đánh rơm thành con cúi quay quanh chân bổ lúa để chống chuột.

Bây giờ, hình ảnh cây rơm đã thay đổi nhiều và không còn mang tính biểu tượng của vùng lúa nữa. Rơm được đốt tại đồng hoặc được bán ngay cho những người làm nấm, người nuôi trâu bò, chứ chẳng còn mấy người chất thành cây trước nhà như trước. Tiêu chí để đánh giá sự bội thu hay sung túc đã khác, những cây rơm chỉ còn là hoài niệm trong những bức ảnh, câu thơ, lời văn hay trong những ký ức vụt về.

(Ngô Đồng Vũ)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Em hiểu và hình dung “cây rơm” trước sân mỗi nhà là như thế nào? (0,5 điểm)


A. Là một loài cây được trồng và chăm sóc chủ yếu bằng rơm rạ.



B. Là một loài cây được trồng phổ biến ở miền Tây.


C. Là rơm được chất thành đống cao hơn người, nhìn như một cái cây trước sân mỗi nhà.

D. Là rơm được trải ra trước sân nhà mỗi người sau đó cho trâu bò đạp lên.

Câu hỏi 38 :

Trong bài, người ta dự trữ rơm để làm mấy việc? (1 điểm). Đó là những việc:


A. Năm việc                 


B. Sáu việc                  

C. Bảy việc                   

D. Tám việc

Câu hỏi 39 :

Trong bài, tác giả nêu biểu tượng của vùng lúa là gì? (0,5 điểm)


A. Cây rơm                   


B. Con cúi rơm             

C. Trâu, bò                  

D. Lúa

Câu hỏi 40 :

Tiêu chí đánh giá sự bội thu hay sung túc của vùng quê lúa là gì? (0,5 điểm)


A. Là xem sau mỗi mùa vụ, nhà nào có nhiều trâu bò nhất.



B. Là xem sau mỗi mùa vụ, nhà nào có cây rơm to nhất hoặc nhiều cây rơm nhất.


C. Là xem sau mỗi mùa vụ, nhà nào bán được nhiều thóc nhất.

D. Là xem sau mỗi mùa vụ, gạo nhà nào nấu ngon nhất.

Câu hỏi 48 :

Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (6,5 điểm)

Người tù binh da đen

Đêm xuống, trong khu rừng âm u, những đống lửa nhóm lên xôn xao dưới những thân cây cao vút. Người tù binh da đen ngồi trên một tảng đá bâng khuâng nhìn những chiến sĩ Việt Nam đang cười đùa với nhau. Một nhóm vẫy anh lại, anh rụt rè đi tới:

- Thế nào, anh bị bắt có buồn lắm không? Có sợ không?

Người lính da đen vẫn cười, không dám trả lời thế nào. Anh chiến sĩ hỏi:

- Anh có con chưa?

- Có rồi, hai con gái.

- Chúng lớn chứ? Có bằng con gái tôi đây không? - Anh chiến sĩ Việt Nam rút trong túi ra một cuốn sổ tay trong đó có ảnh con gái anh. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ, chỉ ghé mắt nhìn và gật đầu:

- Một đứa bằng đấy, một đứa bé hơn.

- Tên chúng nó là gì?

Hai mắt người lính da đen xa mờ đi. Anh chiến sĩ đứng tuổi lại hỏi:

- Sao tóc anh đã hoa râm thế còn đi lính cho Pháp?

Người tù binh ngồi ngay ra, rồi bỗng chảy nước mắt. Giọng ngắc ngứ vừa nói vừa ra hiệu. Anh bắt đầu kể chuyện. Anh là người Ma-Rốc, làm thợ mộc ở một làng vùng núi. Nhà có một mẹ già và hai anh em. Pháp đến bắt lính. Người em bỏ trốn vào rừng... Những hình ảnh quê hương xa xôi lại hiện lên dồn dập như gọi anh trở về nguồn gốc cũ. Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khác hẳn của mình.

(Theo Nguyễn Đình Thi)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Bài “Người tù binh da đen” của tác giả nào? (0,5 điểm)


A. Tô Hoài              


B. Nguyễn Đình Thi            

C. Đoàn Giỏi             

D. Phạm Hổ

Câu hỏi 49 :

Người tù binh da đen là người nước nào? (0,5 điểm)


A. Mĩ .                    


B. Ma-Rốc                             

C. Pháp                     

D. Nam Phi

Câu hỏi 50 :

Người tù binh da đen có mấy người con? (0,5 điểm)


A. Một người con.                                            


B. Hai người con.

C. Ba người con.                                              

D. Bốn người con.

Câu hỏi 51 :

Các chiến sĩ Việt Nam đã hỏi người tù binh da đen những gì? (0,5 điểm)


A. Hỏi về gia đình của người tù binh.



B. Hỏi về cuộc sống những ngày đi lính.


C. Hỏi về lí do đi lính cho Pháp.

D. Hỏi về tâm trạng, con cái, lí do đi lính.

Câu hỏi 52 :

Vì sao người tù binh da đen lại đi lính cho Pháp? (0,5 điểm)


A. Vì muốn khám phá đất nước Việt Nam.



B. Vì bị Pháp bắt đi lính.


C. Vì muốn kiếm tiền nuôi gia đình.

D. Vì tự nguyện tham gia đi lính cho Pháp.

Câu hỏi 53 :

Vì sao sau khi nói chuyện, người tù binh da đen lại thay đổi thái độ? (0,5 điểm)


A. Cảm động trước sự tôn trọng, cảm thông, gần gũi của các chiến sĩ Việt Nam.



B. Hoang mang khi nghĩ về những đứa con của mình.


C. Sợ các chiến sĩ Việt Nam.

D. Nhớ người thân ở quê nhà.

Câu hỏi 54 :

Từ đồng nghĩa với từ “rụt rè” là: (0,5 điểm)


A. Rề ra                    


B. Rối ren                  

C. Nhu nhược                    

D. Nhút nhát

Câu hỏi 55 :

Từ trái nghĩa với từ “chiến tranh” là: (0,5 điểm)


A. Xung đột           


B. Hoà bình                 

C. Mâu Thuẫn                   

D. Bình thản

Câu hỏi 56 :

Từ “cần” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? (0,5 điểm)


A. Lần này, vị tướng lại cảm binh ra trận.



B. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ.


C. Nếu chị đi buôn bán chuyện này thì cầm chắc lãi to.

D. Chứng kiến hoàn cảnh cậu bé, tôi không cầm được nước mắt.

Câu hỏi 62 :

Những Cánh Buồm

Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những cơn lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những cơn lũ năm sau đổ về.

Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phất phơ trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù nhẫn nại, suốt năm suốt tháng, bất kể ngày đêm.

Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người.

(Băng Sơn)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Suốt 4 mùa, dòng sông có đặc điểm gì? (0,5 điểm)


A. Dòng sông có bãi cát non nổi lên.



B. Dòng sông có những cơn lũ dâng đầy.


C. Nước sông luôn đầy ắp.

D. Dòng sông đỏ lựng phù sa.

Câu hỏi 63 :

Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với gì? (0,5 điểm)


A. Như màu nắng của những ngày đẹp trời.



B. Như màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng.


C. Như màu áo của những người thân trong gia đình tác giả.

D. Như màu áo của những người lao động.

Câu hỏi 64 :

Cách so sánh trên (nêu ở câu 2) có gì hay? (0,5 điểm)


A. Miêu tả được chính xác màu sắc tươi đẹp của những cánh buồm.



B. Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.


C. Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động.

D. Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm.

Câu hỏi 65 :

Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió? (0,5 điểm)


A. Những cánh buồm đi như rong chơi.



B. Những cánh buồm cần cù lao động.


C. Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.

D. Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ.

Câu hỏi 66 :

Trong câu “Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.” Có mấy cặp từ trái nghĩa? Đó là những cặp từ trái nghĩa nào? (1 điểm)


A. Một cặp từ.               


B. Hai cặp từ.             

C. Ba cặp từ.             

D. Bốn cặp từ.

Câu hỏi 67 :

Từ “trong” ở cụm từ “phất phới trong gió” và từ “trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào? (1 điểm)


A. Đó là hai từ đồng nghĩa.



B. Đó là hai từ đồng âm.


C. Đó là hai từ trái nghĩa.

D. Đó là hai từ nhiều nghĩa

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK