Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Đề thi HK1 môn Lịch Sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Phan Bội Châu

Đề thi HK1 môn Lịch Sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Phan Bội Châu

Câu hỏi 1 :

Nhận định nào đúng nhất về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đối với Lịch sử nhân loại trong thế kỉ XX?

A. Cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, gây thiệt hại to lớn về người và của.

B. Cuộc chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất.

C. Gây nhiều đau khổ, mất mát cho nhân loại và thiệt hại lớn nhất về vật chất.

D. Chiến tranh chứng tỏ các nước không thể điều hòa và giải quyết các mâu thuẫn.

Câu hỏi 2 :

Vai trò của Liên Xô, Mỹ, Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 1944 – 1945 là gì?

A. Lực lượng nòng cốt và quan trọng nhất trong việc đánh bại Nhật Bản.

B. Hậu phương vững chắc đánh bại chủ nghĩa phát xít Nhật Bản.

C. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt Nhật Bản.

D. Giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức.

Câu hỏi 3 :

Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ diễn ra dưới hình thức nào?

A. Bất hợp tác với thực dân Anh

B. Bạo động chống thực dân Anh

C. Bất bạo động

D. Thương lượng với thực dân Anh.

Câu hỏi 4 :

Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á xuất hiện một nét mới, đó là gì?

A. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.

B. Chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá rộng rãi.

C. Sự kiên minh giữa Đảng Cộng sản và các đảng phái khác để chống chủ nghĩa phát xít.

D. Giai cấp tư sản đứng ra tập hợp và lãnh đạo cách mạng.

Câu hỏi 5 :

Thế kỉ XX phong trào độc lập ở Đông Nam Á phát triển theo xu hướng nào?

A. Xu hướng vô sản

B. Xu hướng tư sản

C. Xu hướng thỏa hiệp

D. Phát triển song song tư sản và vô sản

Câu hỏi 7 :

Ngành công nghiệp phát triển nhất của Mỹ trong thập niên 20 là gì?

A. Sản xuất ô tô

B. Dầu lửa

C. Thép

D. Than

Câu hỏi 8 :

Bí quyết thành công của chính sách mới là gì?

A. Giải quyết nạn thất nghiệp.

B. Đạo luật về ngân hàng.

C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.

D. Nhà nước can thiệp vào đời sống kinh tế.

Câu hỏi 9 :

Tại Đại hội lần thứ hai Quốc tế cộng sản đã thông qua vấn đề gì quan trọng?

A. Sự cần thiết phải khởi nghĩa giành chính quyền từ tay tư sản.

B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin dự thảo.

C. Nghị quyết thành lập Đảng cộng sản ở các nước.

D. Nghị quyết chống chiến tranh đế quốc.

Câu hỏi 10 :

Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức của lực lượng nào?

A. Giai cấp công nhân thế giới.

B. Đảng cộng sản của các nước trên thế giới.

C. Khối liên minh công – nông tất cả các nước.

D. Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Câu hỏi 11 :

Vì sao giai đoạn 1924 – 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị?

A. Các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình.

B. Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

D. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa.

Câu hỏi 12 :

Hoàn cảnh nào cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản?

A. Cao trào cách mạng dâng cao ở các nước thuộc châu Âu dẫn đến sự thành lập các đảng cộng sản ở nhiều nước.

B. Chính quyền tư sản đàn áp khủng bố phong trào của quần chúng.

C. Những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.

D. Quốc tế thứ hai giải tán.

Câu hỏi 13 :

Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế ở Mỹ?

A. Đạo luật về ngân hàng

B. Đạo luật về tài chính

C. Đạo luật phục hưng công nghiệp

D. Đạo luật phục hưng thương mại

Câu hỏi 14 :

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mỹ bắt đầu từ ngành nào?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Tài chính ngân hàng

D. Năng lượng

Câu hỏi 15 :

Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1929 – 1933 là gì?

A. Thiếu nhan công để sản xuất.

B. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa

C. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mỹ và Tây Âu.

D. Thiếu nguồn vốn để đầu tư và sản xuất.

Câu hỏi 16 :

Vì sao Nhật Bản lại tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?

A. Nhật chưa có thuộc địa.

B. Nhật tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.

C. Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.

D. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.

Câu hỏi 17 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc theo hệ thống Véc-xai Oa-sinh-tơn.

B. Do chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mỹ.

C. Do hậu quả của Hiệp ước Xô-Đức không xâm phạm lẫn nhau.

D. Do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)

Câu hỏi 18 :

Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Mông Cổ 1921 – 1924 là gì?

A. Đảng nhân dân Mông Cổ thành lập.

B. Thoát khỏi sự lệ thuộc vào phong kiến Trung Quốc.

C. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.

D. Nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ thành lập.

Câu hỏi 19 :

Bước tiến của phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á là gì?

A. Xuất hiện các nhóm

B. Xuất hiện các phái

C. Xuất hiện các chính đảng.

D. Xuất hiện các hội.

Câu hỏi 20 :

Đâu không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 – 1945?

A. Đức muốn làm bá chủ châu Âu và thống trị thế giới.

B. Sự xuất hiện chủ nghĩa Phát xít.

C. Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ phát xít của các nước (Anh, Pháp, Mỹ).

D. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

Câu hỏi 21 :

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại hậu quả nghiêm trọng gì đối với các nước tư bản châu Âu?

A. Xuất hiện một số quốc gia mới.

B. Các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.

C. Sự khủng hoảng về chính trị.

D. Cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ.

Câu hỏi 22 :

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản?

A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản

B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường

C. Kinh tế Nhật Bản vẫn ổn định trước chiến tranh

D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ

Câu hỏi 23 :

Chiến thắng nào của Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chiến thắng Xta-lin-grat ( 2/2/1943)

B. Chiến thắng liên quân Anh, Mỹ đổ bộ vào Bắc Pháp (6/6/1944)

C. Chiến thắng của Liên Xô ở trận Béc-lin (9/5/1945)

D. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản (6 và 9/8/1945)

Câu hỏi 24 :

Giai cấp tầng lớp nào đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nhiều nước Đông Nam Á theo con đường dân chủ tư sản?

A. Tầng lớp trí thức mới

B. Tầng lớp trí thức

C. Giai cấp tư sản

D. Tầng lớp công nhân.

Câu hỏi 25 :

Thời kì hoàng kim nhất của nền kinh tế Mỹ vào khoảng thời gian nào?

A. Thập niên 40 của thế kỉ XX

B. Thập niên 20 của thế kỉ XX

C. Thập niên 30 của thế kỉ XX

D. Thập niên 10 của thế kỉ XX

Câu hỏi 26 :

Tháng 1/1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích gì?

A. Chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở châu Âu.

B. Trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mỹ.

C. Đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

D. Liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô.

Câu hỏi 27 :

Tính chất chống đế quốc của phong trào ngũ tứ thể hiện rõ nhất ở đâu?

A. Qui mô của phong trào

B. Hình thức đấu tranh

C. Lực lượng tham gia

D. Khẩu hiệu đấu tranh

Câu hỏi 28 :

Lực lượng chủ yếu của phong trào Ngũ tứ giai đoạn sau là gì?

A. Học sinh

B. Công nhân

C. Nông dân

D. Trí thức

Câu hỏi 29 :

Tác động của chính sách mới đối với chế độ chính trị nước Mỹ là gì?

A. Duy trì chế độ dân chủ

B. Giải quyết nạn thất nghiệp

C. Tạo thêm nhiều việc làm

D. Xoa dịu mâu thuẫn xã hội

Câu hỏi 30 :

Cuộc cách mạng nào được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới?

A. Cách mạng tư sản Pháp.

B. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

C. Cách mạng tư sản Anh.

D. Cách mạng Hà Lan.

Câu hỏi 31 :

Điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là gì?

A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu

B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển

C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều

D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước

Câu hỏi 33 :

Trong nửa đầu thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã thành lập tổ chức gì?

A. Công đoàn

B. Nghiệp đoàn

C. Phường hội

D. Đảng cộng sản

Câu hỏi 34 :

Để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức, chính phủ Pháp đã có hành động gì?

A. Tiến hành cải cách sâu rộng đất nước.

B. Thành lập chính phủ lâm thời.

C. Gây chiến với Phổ.

D. Giao chính quyền cho tư sản.

Câu hỏi 35 :

Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước gì?

A. Quân chủ lập hiến

B. Quân chủ chuyên chế

C. Cộng hòa tổng thống

D. Cộng hòa liên bang

Câu hỏi 36 :

Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là ai?

A. Công nhân, nông dân

B. Công nhân, nông dân, binh lính

C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản

D. Công nhân, nông dân, tư sản

Câu hỏi 37 :

Năm 1807, nước Mĩ đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực kĩ thuật?

A. Sáng tạo ra đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

B. Đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.

C. Phát minh ra máy điện tín.

D. Chế tạo được loại xe lửa có nhiều toa.

Câu hỏi 39 :

Sự kiện nào là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc?

A. Cuộc chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh

B. Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông

C. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh

D. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Tân Sửu

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK